Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận trong hoạt động đào tạo và tư vấn của HCC

Trung tâm Đào tạo và tư vấn quản trị (HCC) cam kết cung cấp các khoá học chất lượng cao nhất cả về chuyên môn lẫn dịch vụ. Qua khảo sát và phân tích ngành, phân tích thực trạng và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng như của từng cá nhân học viên, các khoá học được thiết kế riêng đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng học viên trong từng doanh nghiệp.Bằng cách tiếp cận này, HCC đã thành công trong việc giúp học viên đưa ra mô hình và bí quyết lãnh đạo cho chính doanh nghiệp của mình.
HCC áp dụng triết lý và phương pháp đào tạo, huấn luyện hiện đại, đã thu được nhiều thành công và được học viên đánh giá cao. Cụ thể là phương pháp giảng dạy “Hollywood Teaching Plan” và triết lý đào tạo 2C Games.
– Phương pháp giảng dạy “Hollywood Teaching Plan” bắt nguồn từ những tình tiết nhanh và thường xuyên thay đổi trong các bộ phim “bom tấn” Mỹ do Hollywood sản xuất – đây được coi là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công của những kiệt tác điện ảnh kinh điển.

HCC mong muốn và nỗ lực áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, kết hợp nhiều hình thức, bài tập, hoạt động để tránh tạo ra sự nhàm chán cho học viên.Các hoạt động trong chương trình rất đa dạng, phong phú bao gồm: bài giảng trên lớp, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích case study, seminar với các diễn giả nối tiếng, thực hành phân vai – đóng vai, video clip mô phỏng thực tế môi trường kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh để tồn tại, phát triển và trường tồn, tuy nhiên cũng lại phải luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác để lớn mạnh.

Nhận thức được điều đó, HCC đưa triết lý 2C Games vào trong việc thiết kế và thực hiện bài giảng. Ý nghĩa cụ thể như sau:
– C_1: Co-operation (hợp tác): Lớp học được chia thành các nhóm, các học viên trong cùng một nhóm luôn phải tìm cách làm việc và hợp tác với nhau để tìm ra giải pháp chung cho một nhiệm vụ của nhóm. Sự kém ý thức hoặc không đoàn kết giữa các thành viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm.
– C_2: Competition (cạnh tranh): Luôn có các nhóm để tạo ra không khí cạnh tranh trong giờ học. Không có sự cạnh tranh sẽ không có động cơ phấn đấu để vượt trội, do vậy mỗi giờ học mỗi nhóm đều có nhiệm vụ phải hoàn thành. Kết thúc khóa học nhóm được điểm cao nhất sẽ được nhận phần thưởng. Điều này sẽ giúp cho việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và duy trì sự cạnh tranh giữa các nhóm.
Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo của giảng viên và học viên cùng sự báo cáo kịp thời của cán bộ hỗ trợ triển khai chương trình sau mỗi ngày học khiến chất lượng khoá học luôn được nâng cao và có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với nhu cầu học thực tế.

Related Posts