Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ chính quy năm 2024 – Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (HSB-MBA)

Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ chính quy năm 2024 – Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (HSB-MBA)

HSB tuyển sinh 30 chỉ tiêu chương trình chính quy chất lượng cao Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cho năm học 2023 – 2024.

Thông báo tuyển sinh đầy đủ:

 

I. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

  • Loại chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo chất lượng chuẩn quốc tế được ACQUIN (Đức – Châu Âu) kiểm định.
  • Tên văn bằng: Thạc sĩ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp (MOTE)
  • Đơn vị đào tạo: Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đơn vị cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: 18-24 tháng
  • Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, Tiếng Anh
  1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 chỉ tiêu
  2. Đối tượng dự tuyển

Đối tượng dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (HSB-MBA) là các thí sinh:

  • Đáp ứng điều kiện tại mục 7 của thông báo này;
  • Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhân;
  • Có đủ sức khoẻ để học tâp;
  • Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn tại mục 4 của thông báo này.
  • Đối với thí sinh là người nước ngoài: Xét tuyển theo Quy định hiện hành về việc thu hút và quản lý sinh viên/ học viên quốc tế tại ĐHQGHN.
  1. Đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ

– Thí sinh truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn.

– Đồng thời, thí sinh truy cập vào cổng đăng ký dự tuyển trực tuyến của HSB tại địa chỉ Phiếu Đăng ký dự thi Mới (zohopublic.com) và thực hiện đăng ký dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn.

– Thời gian đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ:

▪ Đợt 1: 8h00 ngày 11/03/2024 đến 17h00 ngày 24/04/2024

▪ Đợt 2: 8h00 ngày 14/05/2024 đến 17h00 ngày 23/08/2024

– Thí sinh sau khi đăng ký trực tuyến phải nộp đầy đủ hồ sơ bản cứng (theo quy định tại mục 11 của thông báo này) trong thời gian đăng ký dự tuyển tại Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học (POMO), tầng 2, nhà B1, Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

  1. Thời gian phỏng vấn và viết luận (dự kiến)

          – Đợt 1: 18-19/05 và 25-26/05

          – Đợt 2: 21-22/09 và 28- 29/09

  1. Thời gian đào tạo

– Thời gian đào tạo chuẩn là 02 năm và không được kéo dài quá 02 năm sau thời gian đào tạo chuẩn;

– Thời gian học ngoài giờ hành chính.

  1. Điều kiện dự tuyển

          7.1. Điều kiện văn bằng

  • Đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp, hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu.
  • Danh mục ngành phù hợp và học phần bổ sung kiến thức chi tiết như sau:

– Nhóm 1: Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp gồm gồm các ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị – Quản lý và các ngành Quản trị doanh nghiệp và Công nghệ, Quản trị nhân lực và nhân tài, Quản trị và An ninh, Marketing và truyền thông, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp mà không phải học bổ sung kiến thức.

– Nhóm 2: Ứng viên có bằng Đại học học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp thuộc nhóm ngành Kinh tế học (Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế) được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 03 học phần (11 tín chỉ):

STT Tên học phần Số tín chỉ Tương đương với tín chỉ ECTS
1. Quản trị học

Management

4 6
2. Quản trị công ty

Corporate Governance

4 6
3. Quản trị dự án và rủi ro

Project and Risk Management

3 4.5
Tổng số tín chỉ 11 16.5

– Nhóm 3: Thí sinh có bằng Đại học học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành phù hợp gồm: Giáo dục Chính trị, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý thể dục thể thao và các ngành thuộc nhóm ngành: Luật; Toán học; Thống kê; Quản lý công nghiệp; Quản lý xây dựng; Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Thủy sản; Khoa học giáo dục; Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; Khoa học chính trị; Xã hội học và Nhân học; Tâm lý học; Khu vực học; Báo chí và truyền thông; Máy tính; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; Công nghệ dầu khí và khai thác dầu; Công nghệ kỹ thuật in; Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da; Quản lý y tế; Du lịch; Khách sạn, nhà hàng; Kinh tế gia đình; Khai thác vận tải; Quản lý tài nguyên và môi trường; được dự thi sau khi có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (26 tín  chỉ) sau:

STT Tên học phần Số tín chỉ Tương đương với tín chỉ ECTS
1. Quản trị học

Management

4 6
2. Quản trị công ty

Corporate Governance

4 6
3. Quản trị dự án và rủi ro

Project and Risk Management

3 4.5
4. Kinh tế học

Economics

4 6
5. Nguyên lý kế toán

Principle of Accounting

4 6
6. Quản trị tài chính doanh nghiệp

Management of Corporate Finance

4 6
7. Nguyên lý Marketing và truyền thông

Principles of Marketing & Communication

3 4.5
Tổng số tín chỉ 26 39

Lưu ý:

  • Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;
  • Thí sinh phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức (nếu có) trước khi đăng ký dự tuyển;
  • HSB tổ chức chương trình bổ sung kiến thức và cấp giấy chứng nhận kèm bảng điểm cho các thí sinh thuộc nhóm phải học bổ sung kiến thức;
  • Thời khóa biểu lớp Bổ sung kiến thức sẽ được thông báo chi tiết đến thí sinh đăng ký.

          7.2. Điều kiện về ngoại ngữ

Có năng lực ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được minh chứng qua một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh hoặc ngành sư phạm tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;
  • Một trong các chứng chỉ/ chứng nhận trình độ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 02 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được quy định tại phụ lục 2 và phụ lục 3.

Lưu ý:

  • ĐHQGHN không chấp nhận sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thi theo hình thức trực tuyến;
  • Các thí sinh có thể sử dụng kết quả bài thi VNU Test trước hoặc cùng đợt tuyển sinh làm minh chứng về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển thạc sĩ (kết quả bài thi VNU test không được sử dụng làm minh chứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các CTĐT thạc sĩ).
  • Lịch thi VNU Tests đợt 1 vào ngày Chủ nhật, 12/05/2024 và đợt 2 vào ngày Chủ nhật, 15/09/2024. Thí sinh có nhu cầu thi để cấp chứng nhận VNU Tests đăng ký trực tiếp với Trường Đại học Ngoại ngữ. Ngoài 2 đợt thi trên, Trường ĐHNN có tổ chức thêm nhiều đợt thi khác trong năm và không giới hạn số lần thí sinh dự thi (xem lịch thi tại: https/dangky.ulis.vnu.edu.vn/vnu-tests/).

          7.3 Điều kiện về kinh nghiệm công tác

  • Thí sinh thuộc Nhóm 1 được tham gia xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Thí sinh thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3 cần ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công tác liên quan.

Năm kinh nghiệm tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi.

Lĩnh vực công tác liên quan gồm: quản lý nhà nước, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế, hoặc quản trị kinh doanh.

  1. Xét tuyển

Dựa trên đối tượng tuyển sinh mang tính đặc thù và chuyên ngành đào tạo tích hợp, HSB tổ chức xét tuyển theo phương thức mới và hiện đại thông qua: đánh giá hồ sơ, phỏng vấn chuyên môn của thí sinh và viết luận.

             – Vòng 1: Đánh giá hồ sơ

Hội đồng tuyển sinh đánh giá hồ sơ đăng ký dự tuyển theo các tiêu chí: Năng lực học tập ở bậc cử nhân, trình độ ngoại ngữ, công bố khoa học, thư giới thiệu. Thí sinh có điểm đánh giá hồ sơ đạt từ 60/100 điểm được coi là vượt qua vòng đánh giá hồ sơ và sẽ được thông báo về thời gian tham gia vòng 2 (Vòng Phỏng vấn và thi viết luận).

            – Vòng 2: gồm 2 nội dung Phỏng vấn và thi viết luận

Điều kiện tham dự: Thí sinh vượt qua vòng 1 sẽ đủ điều kiện tham gia vòng 2. Chi tiết mỗi nội dung đánh giá như sau:

Phỏng vấn:

  • Ngôn ngữ sử dụng trong phỏng vấn: Tiếng Anh.
  • Hình thức phỏng vấn: trực tiếp hoặc trực tuyến trong đó, hình thức phỏng vấn trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng và được quyết định bởi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.
  • Thang điểm và tiêu chí đánh giá: Vòng phỏng vấn đánh giá theo thang điểm 100 theo các tiêu chí: Mục đích học tập của thí sinh; Hiểu biết về Chính trị – Kinh tế – Văn hóa – Xã hội; Kiến thức chuyên môn; Kinh nghiệm công tác; Khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu (bao gồm cả khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên môn nếu có); Đạo đức và trách nhiệm. Thí sinh có điểm phỏng vấn đạt từ 60/100 điểm sẽ đủ điều kiện tham gia xét tuyển.

Thi viết luận

  • Mục đích của bài viết luận nhằm kiểm tra năng lực học tập của thí sinh. Thí sinh được yêu cầu trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong thi viết luận: Tiếng Anh
  • Thời gian thi: 30 phút
  • Thang điểm: Cán bộ chấm thi sẽ chấm bài thi viết luận theo tháng điểm 100. Thí sinh có điểm viết luận đạt từ 60/100 điểm sẽ đủ điều kiện tham gia xét tuyển

          8.2. Xét tuyển 

  • Thí sinh có tổng điểm vòng 2 (tổng điểm phỏng vấn và thi viết luận) đạt từ 120/200 điểm sẽ đủ điều kiện xét trúng tuyển.
  • Hội đồng tuyển sinh sẽ xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
  • Trường hợp bằng điểm nhau ở cuối danh sách sẽ xét theo thứ tự ưu tiên thí sinh có điểm đánh giá hồ sơ cao hơn, thí sinh có điểm đánh giá phỏng vấn cao hơn.

            8.3. Thời gian xét tuyển và thông báo kết quả dự kiến

  • Thời gian xét tuyển: Đợt 1: Trước 27/5/2024 và Đợt 2: Trước 30/09/2024
  • Thời gian thông báo kết quả: Đợt 1: Trước 29/05/2024 và Đợt 2: Trước 02/10/2024

8.4. Thời gian nhập học và khai giảng dự kiến

  • Thời gian nhập học: Đợt 1: Trước 22/06/2024 và Đợt 2: Trước 26/10/2024
  • Thời gian khai giảng năm học (dự kiến): Tháng 10/2024
  1. Học phí và lệ phí

          9.1 Học phí toàn khóa

  • Học phí toàn khóa: 150,000,000 đồng/ Khóa
  • Học phí toàn khoá đối với học viên người nước ngoài bằng 150% học phí toàn khoá nêu trên.
  • Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo khi thí sinh trúng tuyển.
  • Học viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được xin cấp học bổng bán phần và toàn phần.
  • Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí quản trị, chi phí đào tạo, in tập bài giảng và tài liệu, hội thảo, thực hành; chi phí sử dụng cơ sở vật chất, phòng học, điều hòa; dịch vụ teabreak…
  • Học phí KHÔNG bao gồm: lệ phí dự tuyển đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có); lệ phí học Bổ sung kiến thức (nếu có); lệ phí học và thi chứng chỉ tiếng Anh (nếu có).

          9.2 Lệ phí đăng ký và xét tuyển năm 2024

  • Lệ phí hồ sơ và đăng ký hồ sơ: 150.000 đồng/thí sinh;
  • Lệ phí phỏng vấn và xét tuyển: 1.000.000 đồng/thí sinh;
  • Lệ phí học bổ sung kiến thức: Theo thông báo của Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học (POMO) và Phòng Kế hoạch Tài chính HSB.
  1. Hồ sơ đăng ký
A. Giấy tờ bắt buộc
1. Phiếu đăng ký dự tuyển (Theo mẫu) : 01 Bản gốc
2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, thời hạn 6 tháng tính tới ngày dự tuyển : 01 Bản gốc
3. CMT/ CCCD : 01 Bản sao
4. Giấy khai sinh : 01 Bản sao
5. Giấy xác nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp, thời hạn trong vòng 6 tháng tính đến ngày dự tuyển : 01 Bản gốc
6. Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học

Lưu ý: Văn bằng đại học do sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành

: 01 Bản sao
7. Chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (Hoặc tương đương) : 01 Bản sao
8. 02 ảnh 3x4cm và 02 ảnh 4x6cm, chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính tới ngày dự tuyển : 04 Ảnh
9. QĐ tuyển dụng/ QĐ bổ nhiệm/ QĐ tăng lương/ HĐLĐ dài hạn/ Giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp (Đối với chủ doanh nghiệp) … hoặc giấy xác nhận thời gian làm việc tối thiểu 1 năm liên tục của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận kinh nghiệm công tác (theo mẫu) (đối với thí sinh thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3) : 01 Bản sao
10. Chứng nhận hoàn thành chương trình Bổ sung kiến thức theo chuyên ngành dự tuyển trong thời hạn 05 năm tính tới ngày dự tuyển (đối với thí sinh thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3) : 01 Bản sao
B. Giấy tờ khác
11. Thư giới thiệu của cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp/ nhà khoa học/ nhà giáo (đối với thí sinh được cơ quan/ tổ chức cử đi học) (theo mẫu) : 01 Bản gốc

  1. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ

Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học (POMO)
Địa chỉ: Tầng 2, nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024. 6292.3030 – 0968 202244 – 0903 281028
Email: [email protected]

Related Posts