Thông tin Luận án Tiến sĩ của NCS Hoàng Anh Tuấn

Tên đề tài: Quản trị an ninh công nghệ cho ngành công nghiệp điện Việt Nam (Management of technological security for Vietnam electricity industry)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Anh Tuấn

2.Giới tính: Nam

3.Ngày sinh: 24/11/1991

4.Nơi sinh: Hà Nội

5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định về việc công nhận nghiên cứu sinh năm 2019 của Khoa Quản trị và Kinh doanh số 4025/ĐHQGHN ngày 6/12/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ số 641/QĐ-QT&KD ngày 04/11/2022 của Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập cho nghiên cứu sinh khoá QHD2019-DMS1 số 693/QĐ-QT&KD ngày 05/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.Tên đề tài luận án: Quản trị an ninh công nghệ cho ngành công nghiệp điện Việt Nam

8.Chuyên ngành:Quản trị và Phát triển bền vững

9.Mã số:Thí điểm

10.Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Trọng Nhuận

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm

11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án góp phần phát triển lý luận về quản trị an ninh công nghệ, làm rõ khái niệm an ninh công nghệ và xây dựng khung phân tích về quản trị an ninh  công nghệ dựa trên lý thuyết và phương trình an ninh phi truyền thống.

Vận dụng lý thuyết quyết định luận công nghệ, lý thuyết xã hội kỹ thuật, lý thuyết nguồn lực cùng lý thuyết quản trị an ninh phi truyền thống để định nghĩa khái niệm an ninh công nghệ và xây dựng một khung tiêu chí đánh giá tác động công tác quản trị an ninh công nghệ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – đo lường theo các yếu tố tổn thất, mất mát.

Đưa ra các yếu tố nội hàm của quản trị an ninh công nghệ với các yếu tố được đề xuất thông qua phỏng vấn và kế thừa từ các nghiên cứu về quản trị công nghệ, quản trị an ninh liên quan đến công nghệ như an ninh mạng, an ninh hạ tầng thiết yếu, an ninh điện.

12.Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Làm rõ thực trạng về chất lượng hệ thống công nghệ, các rủi ro công nghệ hiện tại của EVN cũng như đánh giá được độ nghiêm trọng của các nhóm rủi ro liên quan đến công nghệ có thể ảnh hưởng đến an ninh công nghệ của EVN.

Luận án đã kiểm định một số giả thuyết và chứng minh được các yếu tố quản trị an ninh công nghệ như an toàn, ổn định công nghệ, quản trị rủi ro an ninh công nghệ, năng lực nhận thức và rủi ro về con người có tác động trực tiếp đến tổn thất của các tổ chức có hàm lượng công nghệ cao như các DN thuộc EVN. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng và thực tiễn của nghiên cứu về quản trị an ninh công nghệ và đây là một hướng nghiên cứu có ích đối với thực tiễn của các tổ chức, doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như EVN và các công ty thuộc ngành công nghiệp điện. Lĩnh vực QTANCN có nhiều tiềm năng ứng dụng với các loại hình tổ chức, doanh nghiệp công nghệ trong tương lai hoặc các hệ thống công nghệ quan trọng của quốc gia.

13.Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Khung phân tích, dự báo an ninh công nghệ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu.

14.Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Thang, N. N., Tuan, H. A., Phi, H. D. & Yem, N. X. (2022). Knowledge management in higher education: evidence from an interdisciplinary postgraduate program. International Journal of Knowledge and Learning, DOI: 10.1504/IJKL.2022.10045270

Phi Dinh Hoang, Huy Quynh Nguyen, Ky Xuan Nguyen & Tuan Anh Hoang (2022) Management of nontraditional security for Vietnam’s sustainable development: an integrated approach, Sustainability: Science, Practice and Policy, 18:1, 696-709, DOI: 10.1080/15487733.2022.2111066

Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Yêm (2022) “Nghiên cứu đánh giá tác động an ninh công nghệ đến doanh nghiệp ở Việt Nam: Điển hình tại một số doanh nghiệp công nghệ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 33 tháng 11 2022,trang 8-11

Anh Tuan Hoang, Ky Xuan Nguyen (2023) “Managing Technological Security of Smart Environment Monitoring Systems: Study of a coastal province in Vietnam”, International Journal of Critical Infrastructures, 19(4), DOI:pending

Related Posts