Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN thông báo tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (Master Management of Technology and Entrepreneurship, MOTE) Khóa 2 và Khóa 3 năm 2021. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Việt, 20% số tín chỉ giảng dạy bằng tiếng Anh và do ĐHQGHN cấp bằng.

  1. Tên chương trình: Thạc sĩ Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp
– Ngành:

– Chuyên ngành:

– Đơn vị cấp bằng:

– Đơn vị đào tạo:

– Ngôn ngữ giảng dạy:

Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp

Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB)

Tiếng Việt

  1. Phương thức đăng kí dự tuyển:
  • Ứng viên truy cập trên Cổng thông tin Tuyển sinh Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội qua địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự tuyển trực tiếp theo hướng dẫn (hoặc liên hệ phòng Tuyển sinh để nhận được hướng dẫn chi tiết).
  • Thời gian đăng kí:

        Đợt 1: 8h00 ngày 17/01 đến 17h00 ngày 02/04/2021

        Đợt 2: 8h00 ngày 26/04 đến 17h ngày 27/08/2021

  • Ứng viên đăng kí dự tuyển trực tiếp qua phòng Tuyển sinh và nộp kèm hồ sơ theo quy định.
  1. Thời gian phỏng vấn dự kiến:
  • Đợt 1: từ 01/04 – 28/04/2021
  • Đợt 2: từ 15/08 – 24/09/2021
  1. Thời gian đào tạo
  • Thời gian đào tạo chính thức: từ 18 đến 24 tháng, học vào sáng và chiều các ngày thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần.
  • Thời hạn bảo lưu: 24 tháng.
  1. Hình thức xét tuyển

Hình thức xét tuyển: Dựa trên đối tượng tuyển sinh mang tính đặc thù và chuyên ngành đào tạo liên ngành, ĐHQGHN cho phép HSB tổ chức hình thức tuyển sinh đầu vào thạc sĩ chính quy theo mô hình mới và hiện đại. HSB sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ, phỏng vấn chuyên môn của ứng viên và viết luận.

  • Bước 1: Nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký dự tuyển theo các yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định của ĐHQGHN. Ứng viên đáp ứng yêu cầu về hồ sơ theo quy định sẽ được thông báo về thời gian phỏng vấn.
  • Bước 2: Kiểm tra năng lực viết luận, đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn. Yêu cầu và mục đích của bước này bao gồm:

+ Viết bài luận: Thí sinh được yêu cầu viết một bài luận ngắn trong 30 phút để kiểm tra khả năng viết luận logic bằng tiếng Việt;

+ Đánh giá hồ sơ và phỏng vấn: Hội đồng tiến hành đánh giá hồ sơ; phỏng vấn tuyển sinh (bằng tiếng Việt). Các câu hỏi kiểm tra động cơ, mục đích học tập, kinh nghiệm thực tiễn của thí sinh liên quan tới chuyên ngành dự tuyển, năng lực học tập, nghiên cứu và một số nội dung khác liên quan đến chương trình đào tạo.

6. Đối tượng tuyển thẳng:

  1. a. Điều kiện xét tuyển thẳng: các thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ tại ĐHQGHN được xét tuyển thẳng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của ĐHQGHN: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET…) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn) (danh sách các CTĐT xem tại phụ lục 5);

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn của ĐHQGHN;

Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

– Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ. Đối với CTĐT yêu cầu năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, thí sinh chưa có minh chứng về trình độ ngoại ngữ có thể đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ trong cùng đợt tổ chức thi TSSĐH của ĐHQGHN (việc đăng ký và tổ chức thi môn Ngoại ngữ thực hiện theo quy định hiện hành).

– Các yêu cầu khác đối với từng CTĐT theo yêu cầu của đơn vị đào tạo.

6.b. Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học:

– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;

– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

6.c. Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: đơn vị tổ chức xét tuyển thẳng ngay sau khi hết hạn thời gian xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển/xét tuyển (Đợt 1 từ ngày 05/4/2021 đến ngày 09/4/2021, Đợt 2 từ ngày 30/8/2021 đến ngày 03/9/2021) để những thí sinh không được tuyển thẳng có thể tham dự kỳ thi/xét tuyển đợt đó.

7. Kinh phí đào tạo

7.1 Học phí toàn khóa

  • Học phí toàn khóa: 150,000,000 đồng/ khóa
  • Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo sau khi nhập học.
  • Học viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được xin cấp học bổng bán phần và toàn phần.
  • Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí quản trị, chi phí đào tạo, in tập bài giảng và tài liệu, hội thảo, tham quan thực tế; chi phí sử dụng cơ sở vật chất, phòng học, điều hòa; dịch vụ teabreak…
  • Học phí không bao gồm lệ phí dự tuyển đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có); lệ phí học Bổ sung kiến thức (nếu có); lệ phí học và thi chứng chỉ Tiếng Anh (nếu có).

7.2 Lệ phí dự tuyển năm 2021

  • Lệ phí hồ sơ và đăng ký hồ sơ: 150.000 đồng/thí sinh
  • Lệ phí phỏng vấn và xét tuyển: 1.000.000 đồng/thí sinh.
  • Lệ phí học bổ sung kiến thức: Theo thông báo của Phòng Tuyển sinh và Kế hoạch Tài chính HSB.
  1. Hồ sơ đăng ký
A.   Giấy tờ bắt buộc:
1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu) 01 bản gốc
2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, thời hạn 6 tháng tính tới ngày dự tuyển (theo mẫu) 01 bản gốc
3. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp, thời hạn trong vòng 6 tháng tính tới ngày dự tuyển 01 bản gốc
4. Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học 01 bản sao
5. QĐ tuyển dụng / QĐ bổ nhiệm / HĐLĐ dài hạn / … (đối với ứng viên PHẢI học bổ sung kiến thức) 01 bản sao
6. Giấy xác nhận thời gian làm việc tối thiểu 1 năm liên tục của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác (đối với ứng viên PHẢI học bổ sung kiến thức) (theo mẫu) 01 bản gốc
7. Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương (bắt buộc đối với chương trình MOTE) 01 bản sao
8. Ảnh chân dung (màu) cỡ 4×6, chụp trong vòng 6 tháng 04 ảnh
9. Thư giới thiệu của cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp/ nhà khoa học/ nhà giáo (đối với ứng viên không được cơ quan/ tổ chức cử đi học) (theo mẫu) 01 bản gốc
B.  Giấy tờ khác (nếu có):
10. Chứng chỉ hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức theo chuyên ngành dự thi trong thời hạn 02 năm tính tới ngày dự thi (đối với ứng viên PHẢI học bổ sung kiến thức) 01 bản sao
11. Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên, gồm:

–      Giấy khai sinh hoặc CMND với đối tượng dân tộc;

–      Hợp đồng lao động;

–      Giấy xác nhận thời gian làm việc của cơ quan;

–      Giấy xác nhận công tác tại miền núi, hải đảo 2 năm liên tục do UBND xã, huyện xác nhận đối với đối tượng công tác 2 năm liên tục tại miền núi, hải đảo, vùng sâu;

01 bản sao

 

Địa chỉ nộp hồ sơ:

Phòng Tuyển sinh – Trường Quản trị và Kinh doanh

Hotline: 0243. 6292.3030 – 0968 20 22 44

Email: [email protected]

Chi tiết về Khung chương trình các môn học, Điều kiện dự tuyển, Thang điểm đánh giá,… vui lòng xem tại Thông báo Tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (MOTE).