Thông báo Tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) đợt 2 năm 2020

Chương trình tuyển sinh theo phương pháp mới và hiện đại thông qua xét tuyển, bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn.

Được thành lập từ năm 1995, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) là một khoa cấp trường thành viên trong mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong 25 năm qua, HSB luôn là thương hiệu có uy tín với chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (HSB-MBA) và các chương trình đào tạo liên ngành mới (MET, MNS, MOTE, DMS) hiện đang được triển khai với sự hợp tác của các trường Đại học xếp hạng Top trên thế giới như: ĐH Queensland (Úc) xếp hạng 47 Thế giới năm 2018, ĐH Công lập New York (Mỹ), Trường Kinh doanh IPAG (Pháp), ĐH HanYang (Hàn Quốc)….

Phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đã xác định những vấn đề an ninh mới (an ninh phi truyền thống) đang trở thành mối nguy cơ trực tiếp, thường xuyên tới an ninh quốc gia, an ninh cộng đồng và an ninh doanh nghiệp của Việt Nam. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (Master in Management of Non-traditional Security, MNS) được triển khai nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết trong việc nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng này.

Sau 6 năm triển khai chương trình MNS, trước yêu cầu của việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng “cá thể hóa” và “nhóm hóa”, HSB tiếp tục phát triển chương trình lên một tầm cao mới nhằm đào tạo ra các Thạc sĩ MNS có khả năng nghiên cứu và tác nghiệp chuyên sâu theo từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống gồm: Chính sách và chiến lược an ninh phi truyền thống/ An ninh và Phát triển bền vững địa phương/ An ninh kinh tế và an ninh tài chính/ An ninh doanh nghiệp/ Rủi ro thị trường và điều tra thương mại/ An ninh thông tin và An ninh mạng/ An ninh con người và an ninh môi trường/ An ninh hàng không). Đây là một đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng về học thuật và đáp ứng yêu cầu cấp bách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nhân lực – nhân tài trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống trong thực tiễn đa dạng của thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân, an ninh con người Việt Nam và an ninh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Khoa Quản trị và Kinh doanh tiếp tục tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống khóa 13 với các thông tin cụ thể như sau:

  1. Văn bằng Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống
  • Tên văn bằng:

Tiếng Việt:         Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống

Tiếng Anh:         Master in Management of Non-Traditional Security

  • Tên bảng điểm: Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, chuyên sâu theo 1 trong 8 lĩnh vực của chương trình học tập và nghiên cứu.
  • Đơn vị thực hiện đào tạo: Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB)
  • Đơn vị cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Mã chuyên ngành: 8900201.05QTD
  • Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
  1. Phương thức đăng kí dự tuyển
  • Ứng viên đăng kí dự tuyển: trực tiếp qua phòng Tuyển sinh và nộp kèm hồ sơ theo quy định.
  • Ứng viên đăng kí dự tuyển trực tiếp trên Cổng thông tin Tuyển sinh sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội qua địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn hoặc liên hệ phòng Tuyển sinh để nhận được hướng dẫn chi tiết.
  • Thời gian đăng kí đợt 2 năm 2020: từ 8h00 ngày 29/6/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020
  1. Thời gian phỏng vấn dự kiến
  • Đợt 2: từ 12/10/2020 đến 31/10/2020.
  1. Thời gian đào tạo
  • Thời gian đào tạo chính thức: từ 18 đến 24 tháng, học vào sáng và chiều các ngày thứ 7, Chủ nhật.
  • Thời hạn bảo lưu: 24 tháng.

MNS là chương trình đào tạo chính quy có nhiều điểm riêng biệt và nổi bật

5. Điều kiện dự tuyển

5.1. Điều kiện văn bằng

Ứng viên tốt nghiệp đại học thuộc các hệ đào tạo được đăng ký dự tuyển và chia ra các nhóm đối tượng cụ thể như sau:

(1)     Nhóm 1: Có bằng đại học ngành phù hợp thuộc nhóm ngành: kinh doanh, quản trị và quản lý, an ninh và trật tự xã hội, quân sự được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung với chương trình gồm 3 học phần (tổng cộng 9 tín chỉ), bao gồm:

+ Tổng quan về phát triển bền vững                                         (3 tín chỉ)

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh                                                 (3 tín chỉ)

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh              (3 tín chỉ)

(2)     Nhóm 2: Có bằng đại học các ngành thuộc lĩnh vực: khoa học sự sống, toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, nông-lâm nghiệp và thủy sản, thú y, môi trường và bảo vệ môi trường, sức khỏe, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, nghệ thuật, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung với chương trình gồm 4 học phần (tổng cộng 12 tín chỉ), bao gồm:

+ Tổng quan về khoa học quản trị                                             (3 tín chỉ)

+ Tổng quan về phát triển bền vững                                         (3 tín chỉ)

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh                                                 (3 tín chỉ)

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh              (3 tín chỉ)

5.2. Điều kiện thâm niên công tác

Người dự tuyển phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế – xã hội, kinh doanh, ngoại giao, hoặc các hoạt động liên quan tới an ninh phi truyền thống.

5.3. Điều kiện về ngoại ngữ

Thí sinh dự tuyển phải có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ sau đây:

  • Chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 2 năm tính đến ngày thi do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp (Chi tiết tại Phụ lục 1 và 2)
  • Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Anh.

6. Hình thức tuyển sinh
Tuyển sinh theo phương pháp mới và hiện đại thông qua xét tuyển, bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn.

7. Kinh phí đào tạo:

7.1. Học phí toàn khóa

  • Học phí: 135,000,000 đồng/khóa
  • Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo sau khi nhập học.
  • Học viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được xin cấp học bổng bán phần và toàn phần.
  • Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo, hội thảo, học tập, tham quan thực tế, chi phí cơ sở vật chất, phòng học, tài liệu, chi phí quản lý, dịch vụ teabreak…
  • Học phí không bao gồm lệ phí dự thi đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có)

7.2. Lệ phí dự tuyển năm 2020

  • Lệ phí hồ sơ và đăng ký hồ sơ: 150,000 đồng/thí sinh
  • Lệ phí dự thi: 1,000,000 đồng/thí sinh
  • Lệ phí học bổ sung kiến thức: Theo thông báo của Phòng tuyển sinh

Thông tin chi tiết về Hồ sơ đăng ký, Đối tượng và chính sách ưu tiên, Lịch học bổ sung kiến thức… có tại Thông báo Tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT

Địa chỉ liên hệ

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH

Hotline: 086.875 5656 – 096 820 2244 – 024.6292.3030

Địa chỉ: Tầng 2, Nhà B1, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), ĐHQGHN 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: [email protected]

Website: hsb.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/KhoaQuanTrivaKinhDoanhHSB/

Phòng Tuyển sinh

Related Posts