Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh tiến sĩ chuyên ngành Quản trị và phát triển bền vững (DMS) hệ chính quy năm 2021 theo các nội dung sau:

  1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
  • Nhóm 1: Có bằng Thạc sĩ nhóm ngành/ ngành/ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển Tiến sĩ.
  • Nhóm 2: Có bằng Thạc sĩ nhóm ngành/ ngành/ chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển Tiến sĩ.
  • Nhóm 3: Ứng viên là người nước ngoài: xét tuyển theo quy định của ĐHQGHN.

Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần  tại Phụ lục 1.

  1. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH 

          5 chỉ tiêu

  1. HÌNH THỨC TUYỂN SINH

Xét tuyển

  1. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
    • Điều kiện công trình khoa học đã công bố

Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được Hội đồng chức danh Giáo sư, Phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

Đối với những người đã có bằng Thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.

  • Điều kiện ngoại ngữ

Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chương trình như sau:

  1. Có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh do một tổ chức khảo thí được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển theo bảng tham chiếu dưới đây:
STT Chứng chỉ Trình độ
1 TOEFL iBT 45 – 93
2 IELTS 5.0 – 6.5
3 Cambridge examination CAE (160-179)

PET (160-170)

FCE (160-179)

  1. Có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh.
  2. Có bằng đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
  • Điều kiện về văn bằng nước ngoài

            Người dự tuyển có bằng đại học hoặc thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định hiện hành. Hướng dẫn thực hiện tại website: https://naric.edu.vn/

  • Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Thí sinh dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).

  • Điều kiện khác
  1. Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
  2. Có đủ sức khỏe để học tập;
  3. Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về người dự tuyển về:
  • Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của thí sinh;
  • Đối với người giới thiệu là cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm trong thư giới thiệu nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
  • Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
  1. Có đề cương dự định nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  2. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
  3. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và đơn vị đào tạo.
    • Danh mục hồ sơ dự tuyển
TT Danh mục hồ sơ Số lượng
1.      Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của đơn vị đào tạo) 1 bản gốc
2.      Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, thời hạn 6 tháng tính tới ngày dự tuyển (theo mẫu) 1 bản gốc
3.      Lí lịch khoa học có xác nhận của cơ quan công tác (theo mẫu) 1 bản gốc
4.      Giấy khám sức khỏe còn thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển 1 bản gốc
5.      Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học

(Nếu là văn bằng nước ngoài phải bổ sung bản sao công chứng dịch thuật sang tiếng Việt)

Mỗi loại 01 bản sao
6.      Bằng và bảng điểm tốt nghiệp thạc sĩ

(Nếu là văn bằng nước ngoài phải bổ sung bản sao công chứng dịch thuật sang tiếng Việt)

Mỗi loại 01 bản sao
7.      Giấy công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, đối với thí sinh có bằng đại học và/hoặc thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp. 1 bản sao
8.      Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận đủ trình độ dự tuyển chương trình đào tạo, không quá thời hạn 02 năm tính tới ngày ghi trên chứng chỉ tới ngày HSB nhận hồ sơ dự tuyển. 1 bản sao
9.      Minh chứng về báo cáo khoa học

Đối với bài báo: Trang bìa, nội dung bài báo và mục lục (nếu có). Lưu ý: HSB chỉ nhận bài báo được đăng trên tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phê duyệt theo Quyết định 29/QĐ-HĐGSNN ngày 10 tháng 07 năm 2019.

Đối với đề tài nghiên cứu khoa học: Quyết định/Hợp đồng thực hiện, Biên bản nghiệm thu đề tài và Bản tóm tắt nội dung chuyên đề nghiên cứu

1 bản sao
10.           Đề cương dự định nghiên cứu (tham khảo hướng nghiên cứu tại Phụ lục 2) 1 bản gốc
11.           Thư giới thiệu của tối thiểu 1 nhà khoa học bản gốc
12.           Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu thí sinh là công chức, viên chức) (tham khảo mẫu); 1 bản gốc
13.           Quyết định tuyển dụng / Quyết định bổ nhiệm / Hợp đồng lao động / … 1 bản sao
14.           Giấy xác nhận thời gian làm việc tối thiểu 2 năm của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác (theo mẫu của đơn vị đào tạo) 1 bản gốc
15.           Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính (theo mẫu) 1 bản gốc
16.           Ảnh màu 4×6, chụp trong vòng 6 tháng 4 ảnh
17.           Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có). 1 bản sao

5.      CÁCH THỨC XÉT TUYỂN

Đánh giá xét tuyển trình độ tiến sĩ trên thang điểm 100 theo các thiêu chí trong bảng dưới đây. Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải có tổng điểm đánh giá hồ sơ và đề cương nghiên cứu đạt điểm từ 60 trở lên, trong đó điểm đề cương nghiên cứu tối thiểu phải đạt 25/40.

TT

Tiêu chí

Điểm tối đa

1 Kết quả học tập ở bậc thạc sĩ

15

2 Thành tích nghiên cứu khoa học 15
3 Năng lực ngoại ngữ 10
4 Ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu 10
5 Đề cương nghiên cứu 40
6 Phần trình bày của thí sinh 10
Tổng điểm 100

6.      KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

  • Thời gian đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ:
  • Đợt 1: Từ 8h00 ngày 17/1/2021 đến 17h00 ngày 02/04/2021
  • Đợt 2: Từ 8h00 ngày 26/4/2021 đến 17h00 ngày 27/8/2021

Thí sinh cần:

–  Tải mẫu hồ sơ tuyển sinh tại địa chỉ:

https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1yw0839sMJP8gLZ2SkGQlZ-mwnBVE3FIS       

–  Khai báo các thông tin theo hướng dẫn. Đồng thời nộp hồ sơ bản cứng tới Phòng Đào tạo của Trường Quản trị và Kinh doanh (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện – nếu hồ sơ chuyển theo đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ chỉ được nhận khi có đủ các giấy tờ và được sắp xếp theo hướng dẫn ở mục 4.6

– Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn  và thực hiện đăng kí dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực các thông tin khai báo.

– Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.

Lưu ý:

– Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.

– Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Khoa sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học.

  • Thời gian xét tuyển: Đợt 1: Từ 17/4 đến 29/4/2021; Đợt 2: Từ 11/9 đến 25/9/2021
  • Thời gian công bố kết quả:

Kết quả xét tuyển NCS được công bố trên phần mềm tuyển sinh SĐH và website của Khoa trước 17h00 ngày 5/5/2021 (đợt 1) và trước 17h00 ngày 28/09/2021 (đợt 2)

Lưu ý: Thông báo triệu tập thí sinh đến nộp hồ sơ và nhập học (nếu trúng tuyển) được gửi cho thí sinh qua email và qua đường bưu điện theo địa chỉ thí sinh đã đăng ký trong hồ sơ  trước 20/5/2021 (đợt 1) và trước 15/10/2021 (đợt 2).

  • Thời gian khai giảng và thời gian đào tạo
  • Thời gian khai giảng: Dự kiến tháng 7/2021 (đợt 1) và tháng 12/2021 (đợt 2)
  • Thời gian đào tạo: 03 – 05 năm
  1. KINH PHÍ TUYỂN SINH
    • Lệ phí đăng ký dự tuyển:  500.000 đ/ thí sinh
    • Lệ phí xét tuyển:  2.000.000 đ/thí sinh
    • Phương thức nộp lệ phí:

Thí sinh nộp trực tiếp tại Phòng Kế hoạch tài chính hoặc chuyển khoản về số tài khoản sau:

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

STK: 001.000.000.0694 – Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Lưu ý: Hồ sơ và các chi phí trên không hoàn lại trong mọi trường hợp.

8. HỌC PHÍ:

330 triệu đồng cho 3 năm đầu và 20 triệu đồng cho mỗi năm tiếp theo.

Lưu ý: HSB không thu các khoản không ghi trên hóa đơn.

9. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU SINH:

  • Thư viện Đại học Quốc Gia, Thư viện trường đối tác của HSB (IPAG, …) Thư viện Quốc Gia;
  • Phòng nghiên cứu sinh;
  • Phòng học, phòng hội thảo (10-200 chỗ ngồi);
  • Trung tâm đào tạo và tư vấn quản trị – HCC thuộc HSB;
  • Viện An ninh phi truyền thống (INS)
  • Mạng lưới cựu học viên và các đối tác của HSB ở trong và ngoài nước.

10. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Phòng Tuyển sinh – Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Địa chỉ: Nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: http://hsb.vnu.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/KhoaQuanTrivaKinhDoanhHSB/

Điện thoại: +84 – 24 – 37548456/ 0963.880.964

Email: hsb@hsb.edu.vn

Phụ lục 1. Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần

  • Các chuyên ngành phù hợp
STT Mã số Tên tiếng Việt
1 8340101 Quản trị kinh doanh
2 8340121 Kinh doanh thương mại
3 8310313 Phát triển bền vững
4 8900201.05.QTD Quản trị An ninh phi truyền thống
5 8900201.03.QTD Khoa học bền vững
  • Các chuyên ngành gần
STT Mã số Tên tiếng Việt
1 8310101 Kinh tế học
2 8310102 Kinh tế chính trị
3 8310104 Kinh tế đầu tư
4 8310105 Kinh tế phát triển
5 8310106 Kinh tế quốc tế
6 8319042 Quản lý văn hóa
7 8340410 Quản lý kinh tế
8 8340201 Tài chính – Ngân hàng
9 8340204 Bảo hiểm
10 8340301 Kế toán
11 8340401 Khoa học quản lý
12 8340402 Chính sách công
13 8340403 Quản lý công
14 8340404 Quản trị nhân lực
15 8340405 Hệ thống thông tin quản lý
16 8340410 Quản lý kinh tế
17 8340412 Quản lý khoa học và công nghệ
18 8380107 Luật kinh tế
19 8510601 Quản lý công nghiệp
20 8510602 Quản lý năng lượng
21 8480204 Quản lý công nghệ thông tin
22 8480205 Quản lý hệ thống thông tin
23 8620116 Phát triển nông thôn
24 8620115 Kinh tế nông nghiệp
25 8850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
26 8580106 Quản lý đô thị và công trình
27 8900201.01.QTD Biến đổi khí hậu

 

Phụ lục 2. Danh mục các hướng và lĩnh vực nghiên cứu kèm theo danh sách nhà khoa học hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh tại ĐHQGHN.

TT

Hướng nghiên cứu

Giảng viên hướng dẫn

Hướng dẫn chính Hướng dẫn phụ
1 Quản trị rủi ro để phát triển bền vững các tập đoàn, ngành kinh tế, địa phương, quốc gia GS. TS. Nguyễn Bách Khoa

PGS. TS. Hoàng Đình Phi

TS. Nguyễn Quỳnh Huy

TS. Nguyễn Văn Giáp

2 Nghiên cứu chiến lược phát triển bền vững tập đoàn, ngành kinh tế, địa phương PGS. TS. Hoàng Đình Phi PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thắng

GS. Nguyễn Đức Khương, IPAG Business School, Pháp

GS.TS. Andrew Griffiths – Trường Kinh doanh, Kinh tế và Luật, ĐH Queensland – Úc

TS. Trịnh Ngọc Huy

GS. TS. Bùi Minh Thanh

GS Sabri Boubaker

South Champagne Business School, Pháp

3 Quản trị An ninh phi truyền thống trong mọi lĩnh vực để phục vụ phát triển bền vững GS. TS. Mai Trọng Nhuận

GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm

PGS. TS. Hoàng Đình Phi

PGS. TS. Đỗ Cảnh Thìn

 

TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

4 Quản trị và phát triển bền vững PGS. TS. Hoàng Đình Phi

GS. Venancio Tauringana, ĐH Southampton, Anh

TS. Nguyễn Quỳnh Huy

TS. Phạm Thị Song Hạnh, GV chính, ĐH Sheffield Halam, Anh

5 Mô hình quản trị kinh doanh bền vững, Mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo PGS. TS. Hoàng Đình Phi PGS. TS. Trần Ngọc Ca TS. Phạm Anh Tuấn

TS. Nguyễn Hữu Xuyên

6 Nghiên cứu và phát triển các ngành và lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu PGS. TS. Trần Ngọc Ca

PGS. TS. Hoàng Đình Phi

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thắng

 

TS. Phạm Thị Hà

TS. Nguyễn Xuân Huynh

7 Công nghệ sinh học và kinh doanh, Tài sản trí tuệ PGS.TS. Damian Hine – Trường Kinh doanh, Kinh tế và Luật, ĐH Queensland – Úc TS. Nguyễn Cảnh Khoa

 

Ghi chú:- Danh sách trên còn tiếp tục mở rộng, dựa trên đề xuất của nghiên cứu sinh và nhà khoa học. Xem tiêu chuẩn của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh trong Quy chế Đào tạo tiến sĩ của Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 02 cán bộ hướng dẫn, trong đó có ít nhất 01 cán bộ hướng dẫn là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội.  

– Thí sinh tự tìm cán bộ hướng dẫn trong danh sách trên và/hoặc nhà khoa học của cơ sở đào tạo khác đủ điều kiện ký hợp đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh với HSB.

-Khuyến khích mời các nhà khoa học có đủ tiêu chuẩn hướng dẫn nghiên cứu sinh đang công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có uy tín ở nước ngoài tham gia đồng hướng dẫn.

– Giáo sư được đồng thời hướng dẫn độc lập và hướng dẫn tối đa 05 nghiên cứu sinh; phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học được đồng thời hướng dẫn độc lập và đồng hướng dẫn tối đa 04 nghiên cứu sinh; tiến sĩ được đồng hướng dẫn tối đa 03 nghiên cứu sinh.

-Gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh với các nhóm nghiên cứu, với hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Khoa.