AnhWebChiều ngày 13/12/2013, dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Hội đồng thẩm định cấp ĐHQGHN đã họp thẩm định Đề án mở Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống.

gioithieuChiều ngày 13/12/2013, dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Hội đồng thẩm định cấp ĐHQGHN đã họp thẩm định Đề án mở Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống.

  

 

 

Đây là một chương trình đào tạo có tính liên ngành cao và đáp ứng những yêu cầu bức thiết trong việc nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực học thuật tuy còn mới mẻ ở nước ta, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng. Để xây dựng chương trình, bên cạnh các nhà khoa học đầu ngành như GS.TS. Mai Trọng Nhuận, GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Khoa Quản trị Kinh doanh còn nhận được sự cộng tác của các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, từng nhiều năm giữ cương vị quản lý cấp cao trong ngành an ninh như Thượng tướng TS.Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.

Chương trình đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quản quản lý và các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sau khi Hội nghị TW 8 thông qua Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó an ninh phi truyền thống là một nội dung quan trọng. Hội đồng gồm nhiều chuyên gia có tên tuổi như GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ Trường ĐH Kinh tế quốc dân; PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, Học viên cảnh sát nhân dân và các nhà quản lý cấp cao như Thượng tướng PGS.TS. Bùi Văn Nam,Thứ trưởng Bộ Công An; Thượng tướng, viện sỹ, tiến sỹ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; TS. Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH-CN…

Sau khi nghe PGS.TS. Hoàng Đình Phi, phụ trách Khoa QTKD, đại diện Nhóm xây dựng Đề án trình bày luận cứ, mục tiêu, nội dung, khung chương trình, đề cương môn học, giảng viên… và các các điều kiện triển khai chương trình, các thành viên hội đồng đã lần lượt đọc phản biện và nhận xét về các nội dung của Đề án.

AnhWeb

Thượng tướng, Viện sỹ, TS. Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh và thế giới có những diễn biến phức tạp về nhiều mặt, bên cạnh công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia thì xã hội nào cũng cần phải quan tâm đặc biệt tới các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó chủ yếu là đảm bảo an ninh của con người, tổ chức và cộng đồng. Chính vì vậy việc ĐHQGHN và HSB đã đầu tư công sức và trí tuệ cho việc xây dựng đề án này có ý nghĩa rất quan trọng và rất cấp thiết trong tình hình mới. Việc mở chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành này là hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của ĐHQGHN và với năng lực của HSB có đội ngũ giảng viên liên ngành quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại, quan hệ hợp tác rộng mở và hơn 10.000 cựu học viên thành đạt…”

Thượng tướng, PGS.TS. Bùi Văn Nam đánh giá cao tinh thần tiên phong của ĐHQGHN và HSB trong việc học tập một cách sáng tạo các chương trình mang tính thời sự của các nước tiên tiến. Để tăng tính thuyết phục cho luận cứ, Thượng tướng đề nghị bổ sung phần luận cứ về việc mới đây, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã bàn và ra nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đã xác định cùng với những nguy cơ an ninh truyền thống, những vấn đề mới về an ninh phi truyền thống đang trở thành mối nguy cơ trực tiếp, thường xuyên đối với an ninh quốc gia Việt Nam.

anh21web

TS. Lê Đình Tiến nhận xét: “Chương trình đào tạo phát huy được thế mạnh Thương hiệu HSB và tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ trong công tác giảng dạy TTLeDinhTienvà nghiên cứu khoa học của các giáo sư nổi tiếng của Việt Nam và các trường đại học thuộc top 50 của thế giới như: San Diego, Queensland; Nanyang Technological University… Chuẩn đầu ra của chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội và xu thế phát triển nghề nghiệp theo 3 nhóm:

(1) Lãnh đạo và nhà quản lý tham gia công tác hoạch định chính sách phát triển KH-XH, quản lý kinh tế, phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội… từ cấp trung ương tới địa phương;

(2) Thành viên  hội đồng quản trị,  ban kiểm soát nội bộ,  ban kiểm soát rủi ro, ban pháp chế và an ninh, chuyên gia an ninh phi truyền thống… làm việc cho các [DNVN] doanh nghiệp Việt Nam , doanh nghiệp FDI , các tổ chức ngoại giao,  các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế…;

(3) Các nhà nghiên cứu và giảng viên có mong muốn giảng dạy các môn liên ngành có liên quan tới quản trị an ninh, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu quốc tế, phát triển bền vững…”

ThayDucPGS.TS. Nguyễn Minh Đức, đến từ Học viện Cảnh sát Nhân dân đã kết luận rằng “đây là một Đề án được chuẩn bị một cách công phu, có tính học thuật cao, tính khả thi cao, không trùng lặp với bất kỳ một chương trình nào hiện có ở Việt Nam và khu vực Asean, lại được các nhà khoa học đầu ngành của ĐHQGHN và các trường top đầu thế giới hợp tác và hỗ trợ…”. Với kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức đồng ý tham gia giảng dạy và sẵn sàng cùng với các nhà khoa học của Học viện tham gia hợp tác cùng phát triển học thuật cho chuyên ngành đào tạo mới này vì lợi ích của quốc gia.

Với 100% số phiếu của các uỷ viên có mặt, Hội đồng đã đánh giá cao chất lượng chuẩn bị đề án và nhất trí thông qua xếp loại Tốt. Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Kim Sơn đã kết luận thông qua Đề án và đề nghị nhóm biên soạn chỉnh lý một vài chi tiết để trình Giám đốc phê duyệt trong thời gian sớm nhất.