- Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị và Phát triển bền vững
+ Tiếng Anh: Management and Sustainable Development
- Mã số chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
- Tên ngành đào tạo: Liên ngành/ Interdisciplinary
- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị và Phát triển Bền vững
+ Tiếng Anh: Doctor in Management and Sustainable Development (DMS)
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Quản trị và Kinh doanh
- Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình nhằm đào tạo các tiến sĩ chuyên ngành Quản trị và Phát triển bền vững (DMS), có khả năng thực hiện được các nghiên cứu độc lập, có đổi mới và sáng tạo trong các nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực quản trị liên ngành và quản trị phát triển bền vững với tư cách là các là chuyên gia, góp phần tích cực vào quá trình hoạch định và thực thi các chính sách và chiến lược phát triển bền vững ở tất cả các cấp độ từ quốc gia, địa phương đến tổ chức và doanh nghiệp. Người học sau khi nhận được học vị tiến sĩ có thể trở thành các chuyên gia nghiên cứu, tư vấn cao cấp, giảng viên đại học, các nhà lãnh đạo, nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách trong cả lĩnh vực quản trị công và lĩnh vực quản trị tư, thành viên HĐQT, ban tổng giám đốc/giám đốc các tập đoàn kinh tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Chương trình này đào tạo NCS trở thành tiến sĩ Quản trị và Phát triển bền vững với năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có thể tự tiến hành các nghiên cứu để trở thành các chuyên gia trong việc nghiên cứu, giảng dạy, phân tích, tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi chính sách trong lĩnh vực quản trị công, quản trị kinh doanh, quản trị an ninh phi truyền thống, và quản trị phát triển bền vững.
– Chương trình này có mục tiêu cụ thể về định hướng phát triển năng lực cá nhân NCS theo 3 nhóm:
(1) Nhà nghiên cứu và các giảng viên tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học liên ngành có liên quan tới quản trị tổ chức, quản trị doanh nghiệp, phát triển bền vững, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu quốc tế, ngoại giao…
(2) Nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý tham gia công tác hoạch định và thực thi các chính sách và chiến lược phát triển bền vững KH-XH, quản lý kinh tế, quản lý xã hội,… làm việc tại các bộ, ban ngành trung ương và địa phương;
(3) Thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, trưởng ban kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát rủi ro, ban kinh doanh, ban nhân sự, ban pháp chế…; Các chuyên gia quản trị tổ chức và phát triển bền vững làm việc cho các doanh nghiệp lớn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế…;
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Yêu cầu về chất lượng luận án
- Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học quản trị và phát triển bền vững, lí luận hoặc thực tiễn áp dụng các mô hình, cách tiếp cận, và kỹ năng quản trị, kinh tế và phát triển bền vững đang đặt ra tại các tổ chức/ doanh nghiệp, góp phần xây dựng, hình thành những luận điểm mới về lí luận phù hợp với chuyên ngành quản trị, kinh tế và phát triển bền vững.
- Luận án phải thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể. Kết quả luận án có ý nghĩa và giá trị đối với lĩnh vực quản trị và phát triển bền vững cả về lí thuyết khoa học cũng như thực tiễn thông qua hoạt động của nghiên cứu sinh.
- Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực quản trị và phát triển bền vững, giải quyết sáng tạo các vấn đề quản trị và phát triển bền vững ứng dụng vào thực tiễn tổ chức/ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và tính bền vững hoạt động kinh tế – xã hội nói chung và trong tổ chức/ doanh nghiệp nói riêng.
- Nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
- Xây dựng và phát triển kiến thức cốt lõi, nền tảng, tiên tiến, chuyên sâu và toàn diện liên ngành về khoa học quản trị và phát triển bền vững;
- Thành thạo vận dụng được các lý thuyết quản trị, kinh tế và phát triển bền vững, các công nghệ quản trị doanh nghiệp/ tổ chức hiện đại;
- Phân tích, đánh giá, phản biện và luận giải được cơ cấu vận hành của hệ thống quản trị trong tổ chức và doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể.
- Vận dụng sáng tạo kiến thức đã tổng hợp để phân tích, luận giải các vấn đề đương đại, các chính sách và các hoạt động quản trị gắn với phát triển bền vững.
- Vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên sâu về khoa học quản trị và phát triển bền vững trong công tác quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định các chiến lược giúp cho doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững.
- Thành thạo tiếng anh giao tiếp và chuyên môn và vận dụng các kiến thức trên trong việc sáng tạo tri thức mới, hoặc các giải pháp quản trị có tính sáng tạo và đột phá.
- Yêu cầu về năng lực nghiên cứu
- Vận dụng để sáng tạo, phân tích, tổng hợp, đánh giá một số khía cạnh của vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị và phát triển bền vững được lựa chọn theo hướng nghiên cứu của luận án.
- Vận dụng và phát triển các ý tưởng, tư duy mới trong lĩnh vực quản trị và phát triển tổ chức;
- Sáng tạo trong phân tích và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành; Có khả năng tư duy nghiên cứu độc lập,
- Vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy, quản trị trong lĩnh vực về quản trị liên ngành và phát triển bền vững;
- Tổng hợp và đánh giá các vấn đề quản trị liên ngành và phát triển bền vững dựa trên quan điểm cá nhân và những nghiên cứu độc lập trong thực hiện các chuyên đề nghiên cứu của luận án.
3.4. Yêu cầu về kĩ năng
- Kĩ năng nghề nghiệp
- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận liên ngành đối với các vấn đề quản trị và phát triển bền vững; có thể sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn;
- Có kĩ năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên ngành phức tạp trong lĩnh vực quản trị và phát triển bền vững và đưa ra các giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề quản trị gắn với phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức;
- Có năng lực áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách nhằm giúp cho doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững;
- Có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên môn, phương pháp luận, kĩ năng tư duy khoa học một cách hiệu quả vào công tác giảng dạy, nghiên cứu hoặc tư vấn, hoặc quản lý, lãnh đạo đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức theo hướng cân bằng hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp/tổ chức, lợi ích của xã hội và bảo vệ môi trường;
- Có năng lực hoạch định, phản biện chiến lược, chính sách và ra các quyết định quản trị gắn với phát triển bền vững ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Có năng lực đề xuất các hướng tiếp cận, nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản trị liên ngành và phát triển bền vững.
- Kĩ năng bổ trợ
- Có kĩ năng tự nghiên cứu, tư vấn, lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức;
- Có các kĩ năng làm việc nhóm (phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm,…); có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lí các vấn đề ở nhiều cấp độ khác nhau;
- Có năng lực sử dụng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và ít nhất một trong ba phần mềm thống kê thông dụng: STATA, EVIEW, SPSS…
- Có kĩ năng viết, giao tiếp, thuyết trình, giảng giải các vấn đề về lĩnh vực chuyên môn của mình bằng tiếng Anh với trình độ bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn.
- Yêu cầu về phẩm chất
- Trách nhiệm công dân
- Tuân thủ pháp luật và rèn luyện đạo đức công dân, có lối sống trung thực, thái độ khách quan;
- Yêu tổ quốc và tôn trọng con người;
- Trách nhiệm xã hội
- Có lối sống tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội;
- Tích cực đóng góp cho phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường sống theo khả năng;
- Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống;
- Nghiêm túc trong cuộc sống.
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Thích ứng tốt với thực tế cuộc sống;
- Tuân thủ quy định hành nghề theo luật pháp;
- Có trách nhiệm và thái độ nghiêm túc trong công việc;
- Có thái độ chủ động sáng tạo tìm tòi cách tiếp cận mới trong xử lý tình huống;
- Biết lắng nghe, phân tích và phản biện theo cách tiếp cận mới và liên ngành;
- Gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức.
- Mức tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn trong quản trị và phát triển bền vững;
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô khác nhau;
- Lập trường vững vàng và khách quan, dám chịu trách nhiệm và tự tin giải quyết công việc dựa trên các phân tích khoa học.
- Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp
– Nhóm 1: Giảng viên & nghiên cứu viên về lĩnh vực quản trị, an ninh phi truyền thống, và phát triển bền vững tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu;
– Nhóm 2: Chuyên gia tư vấn độc lập, chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực quản trị, an ninh phi truyền thống, và phát triển bền vững tại các cơ quan quản lý, hoạch định và tư vấn chính sách, hay các tập đoàn kinh tế;
– Nhóm 3: Giám đốc bộ phận phát triển chiến lược hoặc nghiên cứu và phát triển tại các tổ chức công, tập đoàn kinh tế trong nước hoặc tập đoàn đa quốc gia.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có chí hướng, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng ở các bậc cao hơn trong các lĩnh vực về quản trị, an ninh phi truyền thống và phát triển bền vững.
- Có khả năng nghiên cứu độc lập, hoặc nghiên cứu theo nhóm, hướng dẫn nghiên cứu sinh, phát triển trí thức, ý tưởng và các hướng tiếp cận, nghiên cứu mới theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực quản trị liên ngành và phát triển bền vững.